Xúc giác là gì? Giác quan nào quan trọng nhất trong 5 giác quan

Xúc giác là một trong những giác quan quan trọng của con người bên cạnh thị giác, khứu giác, vị giác và thính giác. Các giác quan này cùng kết hợp với nhau để giúp ta nhận biết thế giới xung quanh. Tuy vậy, ta có thực sự hiểu rõ xúc giác là gì? Có tác dụng ra sao. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Xúc giác là gì?

Xúc giác chính là giác quan đầu tiên phát triển trên cơ thể con người. Ta có thể sử dụng xúc giác qua da. Và da cũng là cơ quan cảm giác chính của xúc giác. Tuy nhiên ngoài da ra thì con người còn sử dụng xúc giác bằng toàn cơ thể với nhiều bộ phận khác nhau. Như là để cho ta cảm giác khi sở giấy nhám hay là ấn vào đồ vật thì các đầu ngón tay sẽ tự thay đổi kết cấu và áp lực. Lòng bàn chân và môi có xu hướng nhạy cảm hơn các phần da khác.  Xúc giác giúp ta cảm nhận được áp độ, nhiệt độ. Như là lưỡi cho ta cảm nhận nhiệt độ của thức ăn. Ta nhận được cảm giác ngứa ngáy cũng là nhờ các dây thần kinh dưới da.

Xúc giác là gì
Xúc giác là gì

Các giác quan khác

Thị giác

Thị giác là giác quan được thụ cảm thông qua mắt. Thị giác hoạt động bằng cách dùng nguyên lý khi ánh sáng phản chiếu một vật vào mắt. Lắp ngoài trong suốt của mắt là giác mạc sẽ uốn cong ánh sáng đi qua đồng tử. Mống mắt như là màn trập của màn ảnh giúp thu nhỏ hoặc mở rộng để điều chỉnh mức độ hấp thụ ánh sáng. Còn thủy tinh thể sẽ bẻ cong ánh sáng giúp cho ánh sáng tập trung vào võng mạc. Đây là nơi tập trung các tế bào hình nón và hình que giúp chuyển ánh sáng thành thông tin rồi gửi các xung điện lên não qua dây thần kinh thị giác.

Do thị giác là giác quan rất quan trọng, chiếm tỷ lệ rất lớn trọng thế giới quan của con người (ước tính não bộ phải cần tới ¼ các neuron thần kinh để tiếp nhận và xử lý ảnh). Nên khi những người mất thị giác thì các cơ quan giác quan khác sẽ được tăng cường lên để bù đắp phần khuyết điểm. Mắt của một người bình thường sẽ có tầm nhìn là 200 độ theo phương ngang, giảm còn 120 khi cả hai mắt nhìn chung một hướng và 135 độ theo phương thẳng đứng.

Vị giác

Vị giác là giác quan được thụ cảm bởi lưỡi. Có 5 vị cơ bản được lưỡi gửi đến bộ não đó là vị ngọt, chua, đắng, mặn và vị umami (vị ngọt thịt – mì chính) trong quá trình nhai thức ăn. Các vị được truyền tải bới các chồi vị giác là các nốt sần nhỏ trên lưỡi. Ở giữa của các chồi vị giác là có khoảng 40–50 tế bào vị giác. Các phân tử từ thức ăn sẽ liên kết với các tế bào chuyên biệt này từ đó tạo ra các xung thần kinh và bộ não là nơi giải mã tín hiệu để bạn biết thức ăn rằng mòn này có vị thế nào. Ta có thể phát hiện được mọi vị ở bất kỳ chỗ nào trên lưỡi. Tuy nhiên Vị giác cũng là giác quan yếu nhất trong 5 giác quan của con người. Nếu ta thay đổi một chút về mùi hoặc màu cũng đủ để thay đổi vị giác.

Khứu giác

Khứu giác giúp cho nhận biết được mùi của môi trường xung manh. Khứu giác hoạt động bằng cách mùi sẽ xâm nhập qua cơ thể bằng đường mũi khi ta hít vào. Trong mũi có dây thần kinh khứu giác. Dây thần kinh này kéo dài từ đỉnh mũi tới não. Dây thần kinh này sẽ phản ứng với các phân tử trong không khí. Nếu phân tử mùi có nồng độ cao thì mùi hương càng mạnh mẽ.

Thính giác

Thính giác giúp bạn cảm nhận được âm thanh ở môi trường xung quanh. Thính giác hoạt động bằng cách sử dụng tai thu thập các sóng âm thanh. Mỗi sóng âm sẽ có tần số riêng biệt. Tai có nhiệm vụ tiếp nhận và khuếch đại các sóng âm đó bằng cách sử dụng tấm mô liên kết mỏng rung động khi sóng âm thanh tác động vào trong màng nhĩ. Sau đó các xương thính giác là bộ ba xương nhỏ: xương mác (búa), xương mác (đe) và xương bàn đạp (kiềng) rung lên. Xương bàn sẽ đạp đẩy cấu trúc hình cửa sổ hình bầu dục vào và ra từ đó gửi rung động đến cho cơ quan Corti. Đây là cơ quan có hình xoắn ốc có vai trò thụ cảm cho thính giác. Sau đó các tế bào lông nhỏ ở trong cơ quan Corti sẽ chuyển các rung động thành xung điện rồi các xung truyền đến não qua dây thần kinh cảm giác.

Một người bình thường có ngưỡng nghe trong dải tần số từ 20 – 20.000 Hz tức 0-5 decibels. Ngưỡng nghe tối đa sẽ giảm dần theo độ tuổi. Mỗi người sẽ có các ngưỡng nghe khác nhau phụ thuộc theo độ tuổi thay đổi theo độ tuổi và tần số của âm thanh.

>> Xem thêm:

Gluxit là gì? Vai trò của Gluxit và Gluxit có ở đâu

Quang hợp là gì? Ý nghĩa quang hợp quyết định năng suất cây trồng thế nào

Giác quan thứ 6 (chưa chính thức)

Giác quan thứ 6 có tên tiếng anh là proprioception hay là sự nhận cảm. Hiện nó chưa được xác định là giác quan chính thức của con người. Nhưng theo nhiều nghiên cứu thì giác quan thứ 6 giúp não bộ nhận biết được vị trí của cơ thể trong không gian. Ngoài ra cũng cảm nhận được sự chuyển động và vị trí của tứ chi, cơ bắp.

Giác quan thứ 6 vẫn là điều bí ẩn với con người
Giác quan thứ 6 vẫn là điều bí ẩn với con người

Giác quan thứ 7 (chưa chính thức)

Giống như giác quan thứ 6, giác quan thứ 7 vẫn còn khá mơ hồ, Giác quan này được cho là có khả năng rằng thần giao cách cảm. Như là bạn có thể cảm giác mình bị nhìn chằm chằm hoặc những linh cảm khác thuộc phạm trù tâm linh.

Hướng dẫn cách giữ 5 giác quan luôn nhạy bén

Do khi về già thì chức năng của các giác quan sẽ càng suy giảm. Do đó chúng ta nên cần quan tâm và chăm sóc kỹ

– Thính giác: Nếu tiếp xúc nhiều trong môi trường có tiếng ồn lớn thì có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ trong tai. Do đó bạn nên hạn chế ở lâu trong những nơi quá ồn ào, nghe nhạc ở mức âm lượng vừa phải.

– Thị giác: Nên bảo vệ mắt trước ánh mặt trời bằng kính râm. Thực hiện chăm chỉ các bài tập về mắt và bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A.

– Khứu giác: Hạn chế ở những nơi có nồng độ mùi mạnh trong thời gian dài. Dùng nước hoa một cách vừa phải, không nên quá lạm dụng.

– Xúc giác: Chú ý bảo vệ làn da hiệu quả bằng kem dưỡng ẩm, chống nắng. Ăn nhiều thực phẩm bổ sung vitamin , khoáng chất và tránh mất nước.

– Vị giác: Không nên dùng nhiều loại gia vị có tính quá mạnh, đặc biệt là các gia vị quá cay vì có thể ảnh hưởng không tốt tới vị giác

Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ xúc giác là gì? Cũng như là chức năng của nó cùng các giác quan khác đối với cơ thể con người. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị khác trong cuộc sống thì hãy thường xuyên theo dõi Trungkhithe nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.