Gluxit là chất hữu cơ cực kỳ quan trọng đối với con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được Gluxit là gì? Cũng như là công dụng, vai trò của nó ra sao. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
Gluxit là gì?
Gluxit là chất hữu cơ có cấu tạo từ 3 nguyên tử cacbon (C), oxi (O) và Hidro (H) với tỷ lệ H:O= 2:1 (giống với tỷ lệ của H2O). Đây là hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử nhiều nhóm cacbonyl (-CHO, -CO) và nhóm hidroxit (-OH). Gluxit xuất hiện khá phổ biến ở cả động vật, thực vật và vi sinh vật. Gluxit cũng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
Có những loại gluxit nào
Gluxit là các xeton, aldehyde polyhydroxy, rượu, axit cùng các chất dẫn xuất đơn giản của chúng và các polyme của chúng có sự liên kết của các loại acetal. Gluxit có thể được phân loại theo mức độ trùng hợp (polymerization) và được chia thành ba nhóm chính cụ thể là oligosaccharides, các loại đường (thực phẩm) và polysaccharides.
Monosaccharide
Là phân tử đường đơn như Glucoza, fructoza, galactoza đều là các phân tử đơn giản nhất của gluxit, . Đây là loại dễ hấp thu đồng hóa nhất. Mặc dù chúng khác nhau về hàm lượng cũng như là chủng loại. Tuy nhiên trong các thực phẩm động vật và thực vật đều có chứa các loại phân tử gluxit. Đây cũng chính là nhân tố chính để tạo ra vị ngọt trong thực phẩm.
Polisaccarit
Đây là dạng phân tử gluxit lớn như là tinh bột (amidon, amilopectin), xenlulozơ, glycogen. Do hàm lượng và chủng loại của các phân tử gluxit này khác nhau rất nhiều tùy theo từng loại thực phẩm. Do đó cũng ảnh hưởng tới trạng thái và độ đồng hóa hấp thu của thực phẩm.
Disaccarit
Ta có Saccaroza, lactoza là hai phân tử đường kép tiêu biểu. Khi các đisaccarit thủy phân cho 2 phân từ đường đơn. Cả hai Disaccarit và monosaccarit đều có vị ngọt. Nếu như saccaroza có độ ngọt là 100 thì fructoza có độ ngọt là 173 còn galactose là 32, glucose là 79 và lactose là 16.
Vai trò của gluxit
Gluxit có vai trò rất quan trọng trong các cơ thể sống đó là tích trữ và vận chuyển năng lượng như glycogen và tinh bột. Ngoài ra thì carbohydrat và các dẫn xuất của nó đóng vai trò chính trong quá trình của nhiều hoạt động của cơ thể như: thụ tinh, phát bệnh, sự đông máu, miễn dịch… Với con người thì gluxit là sinh năng lượng. Có đến hơn nửa năng lượng do gluxit cung cấp.
Nếu ta ăn uống đầy đủ thì gluxit sẽ làm giảm phân hủy protein đến mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu ta lao động nặng mà không cung cấp gluxit đầy đủ sẽ làm tăng phân hủy protein. Còn hấp thụ thực phẩm quá nhiều thi gluxit thừa sẽ chuyển thành lipid từ đó dẫn tới béo phì.
>> Xem thêm:
Xúc giác là gì? Giác quan nào quan trọng nhất trong 5 giác quan
Từ trường là gì? Từ trường không tương tác với gì và tồn tại ở đâu
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Gluxit được lưu trữ ở trong gan dưới dạng glycogen trong cơ thể. Do đó khi ta hấp thu Gluxit vào thì một số chuyển thành năng lượng còn phần dư còn lại sẽ chuyển thành glycogen dưới dạng mỡ dự trữ.
Tạo hình cho tế bào
Gluxit cũng là thành phần tham gia quá trình tạo hình của một phần mô và tế bào ở một mức nhất định.
Hỗ trợ điều hòa hoạt động của cơ thể
Gluxit còn giúp chuyển hóa lipid từ đó giúp cho cơ thể chuyển hóa thể cetonic. Do đây là chất có tính acid nên chất này sẽ giúp cho cơ thể giữ được hằng định nội môi.
Cung cấp chất xơ
Chất xơ giúp cho ta có cảm giác no nhanh hơn, từ đó hạn chế việc phải hấp thu quá nhiều. Ngoài ra, chất xơ còn giúp hấp thu các chất có hại ở đường ruột như là các chất gây oxy hóa, cholesterol xấu, các chất gây ung thư…
Loại thực phẩm nào chứa nhiều Gluxit nhất
Gluxit xuất hiện trong rất nhiều loại thực phẩm khác nhau như: Tinh bột, đường…Do đó ta cần dùng nhiều chất bột để cung cấp đủ lượng Gluxit cho cơ thể. Ước tính, năng lượng cung cấp bởi chất bột cung cấp lên tới từ 55 – 60% tổng năng lượng mà ta có thể tạo ra. Có rất nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: kê, ngô, gạo, mì, các loại khoai củ. Ngoài ra các chế phẩm của nó cũng nhiều chất xơ như: phở, bún, miến…
Ta có thể tham khảo hàm lượng Gluxit trong các thực phẩm ở bảng sau:
Gạo tẻ máy 76,2%
Ngô mảnh 72%
Hạt ngô vàng 69%
Bột mỳ 73%
Khoai lang 28%
Gạo tẻ giã 75%
Bánh mỳ 52%
Mì sợi 74%
Sắn củ 36%
Miến dong 82%
Khoai tây 21%
Các chú ý khi sử dụng Gluxit
Do khi đi vào cơ thể thì gluxit (carbohydrate) đầu tiên sẽ được phân giải trong đường ruột rồi sau đó mới được chuyển đến gan. Từ Gan sẽ chuyển hóa carbohydrate thành glycogen. Và lượng glycogen sẽ được giải phóng để cân bằng lượng đường huyết trong máu để duy trì quanh mức 1%. Do đó ta nên chú ý bổ sung thường xuyên Gluxit để cho cơ thể luôn ở trạng thái tốt nhất.
Ngoài ra thì ta cũng cần một lượng lớn glycogen để cho nuôi não bộ hoạt động và duy trì 2/3 lượng carbohydrate trong máu khi ngủ. Do đó phải luôn cung cấp thường xuyên carbohydrate để chuyển thành glycogen dự trữ. Vì thế nếu chế độ ăn của ta thiếu carbohydrate sẽ gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm như là tắc nghẽn động mạch từ đó gia tăng nguy cơ bị trụy tim, đột quỵ.
Qua bài viết này chắc bạn đã nắm rõ được gluxit là gì cũng như là vai trò của gluxit rất quan trọng đối với cơ thể. Do đó bạn nên chú ý và bổ sung Gluxit hợp lý để giữ cho mình một thể trạng sức khỏe tốt nhất.