Tỳ kheo là gì? Ý nghĩa và những giới luật tỳ kheo cần phải biết

Tỳ kheo là cách xưng hô rất cơ bản trong phật giáo. Tuy vậy, bạn đã hiểu rõ ý nghĩa chính xác Tỳ kheo là gì? và Tỳ kheo có những giới luật nào hay không. Cùng Trungkhithe tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tỳ kheo là gì?

Tỳ kheo là từ dịch âm của chữ Phạm “bhikṣu” và bhikkhu trong tiếng Pali. Từ này có 3 ý nghĩa là: Khất sĩ, bố ma, phá ác. Trong đó chỉ dùng âm “ni” biểu thị nữ tánh. Tỳ kheo ni có nghĩa là nữ Tỳ kheo hoặc nữ khất sĩ. Ngoài ra còn có các dịch âm khác như: Bật sô ni, Tỳ khưu ni, Bí sô ni.

Tỳ kheo là gì
Tỳ kheo là gì

Do tỳ kheo có ba nghĩa cho nên không dịch. Do từ thời xưa dịch kinh có năm quy định không phiên dịch đó là :

  • Bí mật không dịch như là Chú ngữ.
  • Tôn trọng không dịch như là Bát nhã, bồ đề.
  • Thuận cổ không dịch như là A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề.
  • Ða hàm không dịch như là Tỳ kheo.
  • Thử phương vô bất dịch như là quả Án Ma La.

Tuy nhiên ta có thể hiểu sơ qua như sau:

Khất sĩ

Khất sĩ là những người phía trên thì xin pháp của chư Phật để nuôi dưỡng pháp thân. Còn phía dưới thì xin cơm bố thí của đàn na tín thí, để nuôi dưỡng huệ mạng. Do khất thực là cho chúng sinh có cơ hội trồng phước. Chúng sinh cúng dường Tam Bảo từ đó mới đắc được phước đức. Do đó nếu không cúng dường Tam Bảo thì phước đức sẽ cạn mỏng đi. Còn đối với bản thân Tỳ Kheo thì đi khất thực có thể diệt trừ tâm tham của mình. Xin được gì thì ăn cái đó và tuyệt đối không có tâm phân biệt. Khất thực không phân biệt nghèo hèn, mọi chúng sinh đều bình đẳng như nhau.

Bố ma

Bố ma có ý nghĩa là làm cho ma sợ. chỉ có chư Tăng, Ni trong phật giáo mới làm cho ma quỷ nể trọng và kính sợ. Đặc biệt là các Tỳ kheo Tăng tu mật tông (trì tụng thần chú Đà La Ni) khi gặp những người bị dính tà thì người dính tà sẽ quỳ lạy sau đó ngã quỷ sẽ rời khỏi cơ thể. Ở đâu có chư Tăng, Ni hoằng dương chánh pháp Phật thì ở đó ma quỷ sợ sệt do số phận của họ sẽ bị lu mờ, mất uy lực.

Phá ác

Nghĩa là giải trừ tất cả phiền não. Để bồ đề hiện ra thì cần phá được phiền não. Trong đường thoát khỏi sinh tử luân hồi, Đức Phật đã chỉ cho 4 chúng đệ tử Phật biết được đó là chơn tâm, trống rỗng, vô ngã, thanh tịnh. Đây chính là phương tiện giúp giải thoát sinh tử, vãng sanh cực lạc. Do đó các chư vị Tỳ kheo Tăng, Ni nói riêng, Phật tử nói chung, nếu muốn được giải thoát sinh tử vãng sanh cực lạc thì phải phá trừ hết các ác nghiệp cũ cũng như là không tạo ác nghiệp mới để làm cho tâm hồn của mình luôn thanh tịnh thì mới có hy vọng được siêu thoát sau khi rời trần thế.

Nguồn gốc của Tỳ kheo và Tỳ kheo ni

Trong Phật giáo thì ba đời chư Phật đều có từ 7 hoặc 9 chúng đệ tử tăng tục nam nữ. Tỳ kheo và Tỳ kheo ni xuất hiện cùng thời với Đức Phật đó là khoảng 2.500 năm về trước. . Trong đó tỳ kheo đứng đầu 7 chúng. Tỳ kheo ni kế Tỳ kheo. Tỳ kheo ni trong 7 chúng Phật tử địa vị mặc dù dưới Tỳ kheo, nhưng Tỳ kheo ni lại xuất hiện muộn hơn.Do đó đây là hai thành phần chủ chốt trong Phật giáo đồ. Khi Đức Phật tại thế, hoạt động của Phật giáo đã lấy Đức Phật làm trung tâm và khi Phật diệt độ thì hoạt động của Phật giáo đã lấy người xuất gia làm trung tâm. Đệ tử tục gia lấy Tăng đoàn xuất gia làm trung tâm. Do đó nếu như mà không có Tỳ kheo, Tỳ kheo ni thì Phật giáo sẽ mất đi giá trị của tôn giáo. Đó chính là các giá trị của triết học, học thuyết văn hóa.

Tỳ kheo có đặc điểm gì

Chữ Tỳ kheo là từ được dịch theo âm của từ Phạn ngữ là Bhikkhu. Bhikkhu là tên của một loài cỏ thơm mọc trên núi tuyết của Ấn Độ. Cỏ Bhikkhu có mùi thơm cả thân và lá. Từ lúc còn non xanh cho đến già úa vẫn còn giữ được mùi thơm. Mùi thơm của loại cỏ này rất dễ chịu mà không nồng. Khác với những loại cỏ khác nhỉ mọc ở đồng ruộng, núi thấp thì loại cỏ này mọc quanh năm trên núi tuyết. Cỏ Bhikkhu Bhikkhu (Bí Sô) có 5 đặc tính mà rất quý do đó Đức Phật chọn tên của loại cỏ này làm tên gọi cho giới xuất gia Tăng, Ni đó là:

Dẫn mạn bàng bố

Mạn nghĩa là mọc dài và tràn ra, mọc dài ra. Còn bàng là mọc tràn lan khắp nơi. Dựa vào đặc tính của cỏ Bhikkhu, Đức phật đã khuyên nhủ Tăng sĩ trong Phật giáo nên đi khắp đó đây để hoằng dương chánh pháp hóa độ chúng sinh.

Thể tính nhu nhuyễn

Thể tính này nói lên làm ý khi giới tăng sĩ Phật giáo khi đã xuất gia thì tính tình phải nhu mì, dịu dàng, luôn khiêm cung, chính trực, hoan hỷ, thuận hòa, tự nhiên, không thô tháo, bao dung, luôn nhã nhặn, thật thà, bình đẳng, không hung dữ, không nghi ngờ… Tất cả bắt nguồn từ thân, khẩu, ý trong tâm chánh niệm.

Cỏ Bhikkhu
Cỏ Bhikkhu

Hinh hương viễn văn

Cỏ Bhikkhu có mùi hương bay rất rộng. Với giới xuất gia trong Phật giáo một khi đã thọ Tỳ kheo giới thì mọi người phải có đức trang nghiêm thanh tịnh ở bản thân. Do đó khi gặp ai gặp cũng thích và thương mến kính trọng, cúng dường. Đặc biệt là đối với những vị danh Tăng có đạo cao đức trọng.

>> Xem thêm:

Linh phù là gì? Giải mã tác dụng thực sự của linh phù có thực sự tốt?

Xá lợi phật là gì? Xá lợi phật có thật hay không ?

Bất bội nhật quang

Cỏ Bí Sô (Bhikkhu) có đặc tính là luôn luôn hướng về mặt trời. Khi mặt trời ở ngả nào thì thân và lá cỏ Bí Sô hướng theo ngả đó. Điều này biểu thị cho việc chư Tăng, Ni trong Phật giáo không được làm ngược lại ánh sáng chánh pháp Phật. Luôn giữ tâm mình nhơn chánh, hành động theo chánh pháp cho dù gặp phải những hoàn cảnh nghịch duyên, khó khăn đi chăng nữa.

Năng liệu đông thống

Cỏ Bhikkhu còn là vị thuốc giúp chữa trị đau nhức cơ thể. Do đó tất cả chư Tăng, Ni đều có khả năng tự chữa trị cho mình các thứ phiền não, từ đó cân bằng được tâm thức của mình.

Giới luật Tỳ kheo

Hiện nay luật tạng có 227 giới cho Tỳ-kheo và 311 giới cho Tỳ-kheo ni. Theo Phật giáo Nguyên Thủy thì có 250 giới cho Tỳ-kheo và 348 giới cho Tỳ-kheo ni còn theo truyền thống Phật giáo Đại thừa gọi là cụ túc giới. Ta có thể xem biết một số giới luật cơ bản của tỳ kheo như sau:

– Tỳ kheo có 3 y, tỳ kheo ni có 5 y còn sa di chỉ có 2 y là y trên và y dưới. Tỳ kheo và tỳ kheo ni không được lìa 3 y, chỉ có y trung và y hạ mới cần giữ thân mình kín đáo còn y trung không cần quá kín đáo.

– Tỳ kheo và tỳ kheo ni sau khi ăn xong bữa chính mà có thí chủ có đem đến cúng dường đồ ăn thì Tỳ kheo và tỳ kheo ni có thể ăn thêm nhưng cũng không được ăn nữa. Điều này gọi là túc thực nghĩa là ăn biết đủ (Sa di nhỏ tuổi không cần thực hiện túc thực). Nếu như muốn ăn thêm thì phải nhờ một tỳ kheo hay tỳ kheo ni khác chưa ăn làm lễ dư thực. Lễ dư thực được thực hiện bằng cách nhờ vị tỳ kheo hay tỳ kheo ni đó ăn trước một miếng rồi mình mới được ăn.

– Tỳ kheo và tỳ kheo ni không được nhóm lửa kể cả việc nấu ăn. Sa di thì được nhóm lửa nấu cháo hay nấu cơm cho đại chúng dùng còn trong giới kinh thì sa di cũng không được nấu.

Pháp phục của Tỳ Kheo
Pháp phục của Tỳ Kheo

– Không được nhổ cỏ, không chặt cây còn Sa di thì làm được.

– Không được trồng hoặc phá hoại các hạt giống, ngũ cốc. Nếu cần chế biến hoặc trồng thì tỳ kheo có thể nhờ sa di thực hiện.

– Tỳ kheo và tỳ kheo ni trong khi ngủ không được bỏ y thượng và y hạ. Sa di không có dùng đại y nên không phạm.

– Không được leo lên cây còn sa di có thể leo cây được.

– Tỳ kheo không được cầm hoặc giữ vật báu. Nếu cần thì nhờ sa di cầm hoặc giữ dùm.

– Không được để những vật bất tịnh như đại tiểu tiện lên cỏ non hoặc cỏ cây. Đồ ăn thừa cũng không nên bỏ cạnh cỏ cây.

– Không được đào đất. Còn Sa di thì được.

– Tỳ kheo không được ăn thực vật mà người khác đưa cho, sa di không bị hạn chế

– Tỳ kheo không được ăn đồ ăn thừa đã để qua đêm, sa di có thể ăn lại được.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thể hiểu rõ được Tỳ kheo là gì và giới luật của Tỳ kheo ra sao. Nói chung Tỳ kheo không phải là từ chỉ chức vụ hay tước vị trong phật giáo mà là tư tưởng ở giới tánh thường nhằm tu thân tịnh độ. Do đó từ Tỳ kheo là từ chỉ về giới xuất gia tăng, ni trong Đạo Phật. Còn những người tu học phật pháp tại gia có thể dùng là Sa Môn chứ không được gọi là Tỳ kheo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.