Thảm họa sân bay Tenerife – Vụ tai nạn thảm khốc nhất lịch sử hàng không

Nói đến máy bay là nhiều người nghĩ ngay đến phương tiện giao thông an toàn nhất hiện nay. Tuy nhiên trong lịch sử ngành hàng không có rất nhiều vụ tai nạn thương tâm dẫn đến thiệt hại rất nhiều người người. Trong đó nổi tiếng hơn cả là thảm họa sân bay Tenerife. Đây được coi là thảm họa máy bay lớn nhất lịch sử ngành hàng không.

Contents

Thảm họa sân bay Tenerife

Giống như tên gọi của nó. Thảm họa sân bay Tenerife diễn ra tại sân bay Bắc Tenerife trước đó được gọi là sân bay Los Rodeos thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha. Tai nạn diễn ra vào ngày 27/3/1977 bắt nguồn từ việc hai máy bay thương mại Boeing 747 của Hãng Hàng không Hà Lan KLM với số hiệu 4805 va chạm với máy bay của Hãng Hàng không Pan Am, của Mỹ với số hiệu 1736.

Diễn biến chi tiết

Trước khi thảm họa diễn ra

13 giờ 15 phút ngày 27-3-1977, chiếc máy bay Boeing 747 với số hiệu 1736 của Hãng hàng không Pan Am có chuyến hành trình xuất phát từ Los Angeles, Mỹ với 380 hành khách và phi hành đoàn 16 người đi đến sân bay quốc tế Gran Canaria, Tây Ban Nha thì nhận được thông tin là nhà ga vừa bị đánh bom ngoài ra thì trong nhà ga vẫn còn một quả bom nữa. Do vậy cơ quan Hàng không dân dụng Tây Ban Nha đã hạ lệnh đóng cửa sân bay cũng như là chỉ dẫn cho máy bay chuyển hướng hạ cánh vào sân bay Tenerife. Thời điểm đó trên sân bay còn có 5 chiếc máy bay tron đó có chiếc Boeing 747 với số hiệu 4805 của Hãng hàng không KLM, Hà Lan được lái bởi cơ trưởng Jacob Veldhuyzen van Zanten. Xuất phát từ Amsterdam với 14 thành viên phi hành đoàn và 235 hành khách cũng đáp cánh tại đây. Do sân bay Tenerife chỉ có 1 đường băng và 1 đường lăn lớn chạy song song và được nối liền bằng 4 đường lăn nhỏ. Do đó việc để chứa một lúc 6 chiếc máy bay lớn là việc khá khó khăn.

Sơ đồ đường băng sân bay Tenerife
Sơ đồ đường băng sân bay Tenerife

Gần 30 phút sau, hai chiếc máy bay Pan Am và chiếc KLM mới có thể lần lượt hạ cánh xuống sân bay Tenerife. Do thời tiết lúc đó rất xấu kèm theo sương mù dày đặc nên cơ trưởng của chiếc Pan Am là Victor Grubbs chia sẻ: “Chúng tôi hạ cánh theo sự hướng dẫn của đài kiểm soát. Chỉ đến khi gần chạm đất, mới nhìn thấy dải đèn màu vàng lờ mờ chạy dọc theo đường băng. Đã vậy, đường lăn lớn lại có một số máy bay đang đậu nên chúng tôi phải sử dụng đường băng để đi vào một đường lăn nhỏ”.

30 phút sau, đài kiểm soát không lưu Tenerife cho biết sân bay Gran Canaria đã an toàn và máy bay có thể cất cánh quay về đó. Cơ trưởng Victor Grubbs chia sẻ tiếp: “Lúc tôi khởi động 4 động cơ phản lực để chuẩn bị ra đường băng thì chiếc KLM và một xe tiếp nhiên liệu nằm chắn ngay trước mặt, cách máy bay của tôi chỉ khoảng 3,7m. Do khoảng không gian quá hẹp, thiếu an toàn nên tôi phải dừng lại chờ…”.

Khi đó, cơ trưởng của chiếc KLM cũng đang đợi bộ phận mặt đất bơm xăng vào thùng nhiên liệu. Sau đó, đúng lúc máy bay chuẩn bị đi thì phi hành đoàn lại thấy thiếu một cô gái người Hà Lan. Do đó họ phải mất thời gian tìm kiếm cô. Sau khi phát trên loa phóng thanh thì họ mới biết cô gái đó sống ở Tenerife. Mục đích của cô là bay đến Gran Canaria rồi hôm sau trở về Tenerife do đó cô quyết định ở lại. Và cô cũng là hành khách duy nhất của chiếc KLM sống sót.

>> Xem thêm:

17/5 là ngày gì của LGBT và những thông tin thú vị xoay quanh ngày 17/5

Ngày 9/3 là ngày gì? sinh ngày 9/3 thuộc cung nào?

Giây phút diễn ra

Vào 15 giờ 9 phút, đài kiểm soát không lưu của sân bay Tenerife đưa ra chỉ thị cho chiếc KLM bắt đầu chạy hết chiều dài của đường băng rồi quay đầu vòng lại để vào vị trí cất cánh. Tiếp ngay theo đó chiếc Pan Am cũng được đài kiểm soát không lưu chỉ hướng dẫn chạy sau chiếc KLM rồi sau đó rẽ sang đường lăn nhỏ thứ 3 rồi từ đó ra đường lăn lớn nằm song song với đường băng. Lịch trình là chiếc Pan Am phải chờ đến cho chiếc chiếc KLM cất cánh rồi mới tới lượt nó cất cánh.

Thời tiết vào lúc đó có sương dày. Do không có sơ đồ nên cả cơ trưởng Victor Grubbs và cơ phó Robert Bragg cùng với hoa tiêu George Warns phải cố gắng hết sức mói tìm được đường lăn C1, C2. Tuy nhiên họ lại không tìm thấy đường lăn C3. Sau đó họ phải sẽ vào một đường lăn khác mà họ thấy. Sau vụ tai nạn thì nhà điều tra cho biết lớp sơn đường lăn C3 bị mờ gần hết. Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn tới chiếc Pan Am không nhìn thấy đường lăn C3.

Chiếc KLM sau khi được chỉ dẫn đi hết đường băng thì nó quay đầu và chờ lệnh cất cánh. Trên đài không lưu, điều phối viên Teurios do mây mù che khuất tầm nhìn. Ông nghĩ rằng chiếc Pan Am đã rẽ vào đường lăn số 3 do đó ông nói qua micro: “4805, các anh sẵn sàng để cất cánh”. Cơ trưởng Veldhuyzen van Zanten Meurs đáp lại: “Tháp – là từ chuyên môn để chỉ đài không lưu – 4805 sẵn sàng”.

Tuy nhiên chính ngay lúc đó chiếc Pan Am đã gọi đến đài không lưu gây ra hiện tượng nhiễu sóng vô tuyến. cơ trưởng Victor Grubbs của chiếc Pan Am đã nói: “Tháp, 1736 vẫn đang chạy trên đường lăn, chuẩn bị ra đường băng”. Nếu chiếc KLM nghe được câu nói này thì chắc chắn họ sẽ hỏi lại đài không lưu và không cất cánh.

Vào 15 giờ 21 phút. Đây là lúc cả hai chiếc Pan Am, KLM và đài không lưu đều không nhìn thấy nhau bằng mắt thường cũng như bằng thiết bị do sân bay Terenife không trang bị radar mặt đất. Khi chiếc KLM bắt đầu tăng tốc để cất cánh thì đài không lưu gọi cho chiếc Pan Am nói rằng: “1736 báo cáo khi đường băng đã rõ ràng”.

Cơ trưởng Victor Grubbs đáp lại: “Tháp, 1736 báo cáo khi đường băng đã rõ ràng”. Trong buồng lái của chiếc KLM thì điều tra viên cũng đã thu lại được lời cảnh báo của của hoa tiêu Willem Schreuder rằng: “Sao họ lại bảo chiếc Pan Am báo cáo. Vậy thì nó đang ở đâu?” . Cơ trưởng Veldhuyzen van Zanten liền đáp lại: “Ồ, chẳng sao cả”.

Ngay lúc đó cơ trưởng Veldhuyzen van Zanten kéo cần tăng tốc động cơ đưa chiếc máy bay KLM lướt đi với tốc độ 260km/giờ. Điều không may đã xảy ra khi chiếc Pan Am vừa ra khỏi đường lăn để vào đường băng đúng lúc đó chiếc KLM trong đà bay đến. Trong buồng lái, cơ trưởng Victor Grubbs khi nhìn thấy chiếc KLM cách ông khoảng 300m, ông đã thét lên: “Chết tiệt! Thằng khốn nào đây?”. Hoa tiêu Robert Bragg của chiếc KLM cũng gào to vào micro: “Ra khỏi đi. Ra đi, nhanh lên”.

Cơ trưởng Grubbs dùng hết sức xoay nghiêng cần lái để máy bay quay vòng nhằm tránh va chạm, còn cơ trưởng Veldhuyzen van Zanten tuyệt vọng kéo mạnh cần lái về phía mình với hy vọng nhỏ nhoi rằng chiếc KLM có thể bốc lên được độ cao cần thiết. Đáng buồn là điều đó là quá muộn. Càng bánh xe trước của chiếc KLM đã cày nát nóc buồng lái chiếc Pan Am. Động cơ bên trái và bộ càng bánh xe đập vào phía thân trên, bên phải chiếc Pan Am làm xé đôi chiếc Pan Am.

Mô phỏng vụ tai nạn qua kỹ thuật 3D
Mô phỏng vụ tai nạn qua kỹ thuật 3D

Lúc động cơ bên phải đâm xuyên qua khoang trên của chiếc Pan Am. Cơ trưởng Grubbs chia sẻ: “Cú va đập cực mạnh khiến bồn chứa nhiên liệu vỡ, mùi xăng bốc ra nồng nặc. Trong tích tắc, tôi biết rằng nó sẽ cháy và chúng tôi sẽ chết”. Do đó cơ trưởng Victor Grubbs và hai thành viên phi hành đoàn đã chỉ dẫn những người sống sót chui qua lỗ thủng ở thân máy bay rồi từ đó leo xuống cánh trái của chiếc Pan Am. Nhưng tại đây lại không có cách nào giúp họ xuống đất. Do khoảng cách từ trên cánh máy đến mặt đất khoảng hơn 4m. Do đó họ phải liều mình nhảy xuống.

Hậu quả của thảm họa sân bay Tenerife

Hậu quả là chiếc KLM bay thêm được vài giây sau đó rơi xuống rồi trượt dài khoảng 300m. Do trước đó đã đổ đầy bồn nhiên liệu nên nó biến thành một quả cầu lửa khiến cho toàn bộ 234 hành khách và 14 thành viên phi hành đoàn tử nạn. Còn về chiếc Pan Am thì sau đó máy bay cũng bốc cháy cùng một vụ lớn khiến cho 335 hành khách gồm cả đội ngũ tiếp viên thiệt mạng. Duy chỉ có 61 người ngồi ở tầng dưới ngay gần trước mũi máy bay còn sống. Trong đó có cả cơ trưởng Victor Grubbs, cơ phó Robert Bragg và hoa tiêu George Warns. Tuy nhiên do phải nhảy xuống đất từ độ cao 4m nên có nhiều người bị thương trong đó cơ trưởng Grubbs gãy tay. Tổng cộng có 583 người người chết và 61 người bị thương trong thảm họa này.

Lửa đã nhanh chóng bao trùm máy bay
Lửa đã nhanh chóng bao trùm máy bay

Quá trình điều tra nguyên nhân

Đây được coi là vụ tai nạn hàng không chấn động thế giới thời điểm đó. Do đó Cơ quan chức trách Tây Ban Nha cùng các chuyên gia đến từ Mỹ, Hà Lan cùng đại diện của hai hãng hàng không lập ra đội điều tra nguyên nhân của vụ việc. May thay, trong đống đổ nát của hai máy bay, cơ quan điều ra đã tìm được hộp đen chứa đoạn băng thu âm thông tin hội thoại bên trong buồng lái CVR (Cockpit Voice Recorder) trên cả 2 máy bay. Kết hợp với đoạn băng từ trạm kiểm soát không lưu ATC. Họ đã tìm ra nguyên nhân dẫn tới vụ va chạm thảm khốc này là do khủng bố hay là do nguyên nhân nào khác không.

Kết quả điều tra vụ tai nạn

Sau khi điều tra kỹ lưỡng, giới chức trách đã kết luận nguyên nhân của vụ va chạm này liên quan đến nhân tố như sau:

Yếu tố thời tiết

Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, thời tiết tại sân bay rất tiêu cực. Khi đó có đám mây già dày đặc tràn từ vùng núi xuống làm cho tầm nhìn của sân bay bị hạn chế rất nhiều. Cộng thêm sân bay Tenerife nằm ở độ cao so với mặt nước biển điều này là tác nhân chính khiến cho tổ bay trên cả 2 máy bay và đài quan sát không lưu sân bay Tenerife không nhìn thấy nhau. 

Tác nhân con người

Đây cũng là chuyến bay đầu tiên sau 6 tháng thực hiện huấn luyện phi công mới bằng thiết bị mô phỏng của cơ trưởng Jacob Veldhuyzen van Zanten. Tổ điều tra nhận định do ông đã đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong công tác huấn luyện từ đó gây ra triệu chứng huấn luyện (training symptom). Đây là triệu chứng làm cho người bị mắc phải sẽ mất khả năng phân biệt thế giới thực và ảo. Ngoài ra thì do cơ trưởng van Zanten là một trong những cơ trưởng kỳ cựu nhất hãng bay KLM nên cơ phó Meurs và kỹ sư Schreuder cũng tỏ ra e ngại khi trao đổi với ông.

Cơ trưởng van Zanten là nguyên nhân chính dẫn tới vụ tai nạn này
Cơ trưởng van Zanten là nguyên nhân chính dẫn tới vụ tai nạn này

Do tình trạng sân bay

Do sân bay Tenerife chỉ là một sân bay nhỏ nên tại đây không lắp các thiết bị như radar mặt đất ở các sân bay lớn. Khi sự kiện khủng bố tại sân bay Gran Canaria xảy ra khiến nhiều chiếc máy bay đáp xuống tại đây khiến cho sân bay quá tải. Vạch kẻ đường lăn mờ cũng là nguyên nhân dẫn tới chiếc máy bay của Pan Am không đỗ đúng đường lăn quy định.

Tiếp nguyên liệu trước khi bay

Đây là nguyên nhân khách quan dẫn tới vụ thảm họa. Việc để hai máy bay tiếp nguyên liệu đã làm chuyến bay trễ mất 35 phút và từ đó tạo thời gian cho mây mù tràn xuống sân bay làm ảnh hưởng tới tầm nhìn của phi công và đài không lưu. Ngoài ra thì do chiếc KLM đã nạp đầy nguyên liệu nên làm tăng đáng kể trong lượng của máy bay. Từ đó khiến cho máy bay không thể kịp cất cánh an toàn. 

Lỗi giao tiếp

Nhân viên điều phối ATC và cơ phó trên máy bay KLM đã sử dụng những cách nói mơ hồ như “We’re now at takeoff”. Và tháp điều khiển không lưu nói “OK” tạo sự trao đổi ngắt quãng, không đồng nhất. Từ đó gây hiểu nhầm cho người nghe.

Sau thảm họa sân bay Tenerife

Quá trình bồi thường của hãng bay 

Sau vụ tai nạn, hãng hàng không KLM đã phản đối cơ trưởng Veldhuyzen van Zanten và tổ bay của hãng là nguyên nhân chính dẫn tới vụ tai nạn. Tuy nhiên hãng cũng đã thừa nhận trách nghiệm của mình trong vụ tai nạn và quyết định bồi thường cho nạn nhân hoặc gia đình của họ một số tiền từ 58.000 USD đến 600.000 USD. Tương đương với 245.000 – 2,5 triệu USD ở thời điểm hiện nay. Ngoài ra hãng còn phải bồi thường cho các chi phí khác. Tổng cộng là tốn hết 110 triệu USD.

Đài tưởng niệm của thảm họa sân bay Tenerife
Đài tưởng niệm của thảm họa sân bay Tenerife

Hành động của cơ quan chức trách

Ngay sau đó, chính phủ Tây Ban Nha đã cho lắp ngay hệ thống radar mặt đất tại sân bay Tenerife. Đồng thời quy định hàng không quốc tế cũng đã bổ sung các cách nói tiêu chuẩn, chú trọng nhiều hơn vào tiếng Anh như đây là ngôn ngữ làm việc chung.  Ví dụ như để đưa ra chỉ thị máy bay di chuyển vào vị trí nhưng chưa được phép cất cánh thì nói “Lineup and wait”. Khi đưa lệnh cất cánh thì phải nói “takeoff”. Các từ xác nhận như OK hay Roger cũng bị loại bỏ. Trong phi hành đoàn thì thứ bậc bị loại bỏ để nhấn mạnh sự phối hợp các thành viên trong tổ lái để đưa ra quyết định cuối.

Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng thảm họa sân bay Tenerife vẫn là sự kiện chấn động nhất ngành hàng không. Sau sự kiện này thì nhiều hãng hàng không đã đưa ra quy định mới giúp cho các chuyến bay ngày càng an toàn hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *