Cám ơn hay cảm ơn? Dùng thế nào cho đúng

Tiếng Việt là một trong ngôn ngữ rất khó. Ngay cả với người dân bản địa thì có rất nhiều từ không biết sử dụng sao cho đúng. Trong đó có từ cám ơn hay cảm ơn là một trong những từ khó xác định nhất. Vậy cám ơn hay cảm ơn, từ nào là từ đúng. Chúng có ý nghĩa khác nhau hay chỉ là một từ. Cùng Trungkhithe tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Contents

Cảm ơn là gì?

Cảm ơn là một từ hán Việt. Trong đó Cảm là từ trong từ cảm tạ, cảm tình… Có ý nghĩa tốt đẹp. Còn ơn chính là từ ân trong ân tình, ân nghĩa. Khi ta kết hợp hai từ này với nhau thì tạo thành từ Cảm Ân. Do đó cảm ơn mang ý nghĩa cảm kích ân tình, ân huệ của một người, nhóm người hoặc sự vật hiện tượng đã có những đóng góp, giúp đỡ người nói. Cảm ơn chủ yếu được dùng trong văn viết.

Cám ơn hay cảm ơn
Cám ơn hay cảm ơn

Cám ơn là gì?

Theo âm sắc thì cảm ơn và cám ơn có âm vực giống nhau đó là cám và cảm. Theo trong tiếng Việt thì từ cám ơn là một từ hoàn toàn không có nghĩa và là từ sai. Tuy nhiên vẫn có một số vùng miền thì vẫn dùng từ cám ơn thay cho từ cảm ơn như là một từ khẩu ngữ. Và từ cám ơn được sử dụng để bày tỏ sự cảm ơn bằng trong giao tiếp.

Cảm ơn hay cám ơn là đúng

Trong tiếng Việt, từ cảm ơn không chỉ để tỏ lòng biết ơn với người khác mà còn là một lời lịch sự để nhận lời hay từ chối việc mà người khác đang, định làm cho mình. Về mặt ý nghĩa thì hai từ cảm ơn và cám ơn không khác nhau là mấy. Cả hai từ đều lấy từ câu tiếng Hán đó là 感恩. Từ này có ý nghĩa xúc động trước những hành động tốt đẹp của người khác làm cho mình. Từ Cám là biến thể thanh điệu từ dấu hỏi sang dấu sắc. Có nhiều quan điểm rằng từ cảm ơn là cách nói đúng còn cám ơn là cách nói sai. Tuy nhiên từ xa xưa thì từ cám ơn đã xuất hiện rồi. Như là trong bài thơ “Tuyệt cốc” của Phan Thanh Giản:

Trời thời, đất lợi, lại người hoà,

Há dễ ngồi coi phải nói ra.

Lăm trả ơn vua, đền nợ nước,

Đành cam gánh nặng, ruổi đường xa.

Lên ghềnh xuống thác, thương con trẻ,

Vượt biển trèo non, cám phận già.

Những tưởng một lời an bốn cõi,

Nào hay ba tỉnh lại chầu ba.

Trong cuốn từ điển Việt-Bồ-La (Roma, 1651) thì A. de Rhodes cũng đã ghi rằng:

cám ơn: dar graças; gratias agere

cám dĕô (dỗ – AC): tentação; tentatio, onis

cám cảnh: miseravel; miser, a, um

>> Xem thêm:

Từ láy là gì? Từ láy và từ ghép có điểm gì giống và khác nhau

Dĩ hòa vi quý là gì? Ý nghĩa thâm sâu chỉ gói trọn vẹn trong 4 chữ

Trong rất nhiều cuốn sách của phương tây nói về tiếng việt như là Dictionarium Anamitico Latinum do Pigneaux de Béhaine viết (1772 – 1773), Dictionarium Anamitico Latinum do J. L. Taberd viết (Serampore, 1838) và Đại Nam quấc âm tự vị của Huình -Tịnh Paulus đều có ghi là cám ơn thay vì cảm ơn. Còn từ Cảm ơn trước kia thì được viết thành cảm ân như trong Việt Nam tự điển của Khai trí Tiến đức và Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (NXB Khoa học xã hội, 1967). Chỉ vài thập kỷ gần đây thì từ cảm ơn mới đưa vào trong từ điển Tiếng Việt và đưa từ cám ơn trở thành khẩu ngữ.

Trong giao tiếp thường dùng cám ơn thay vì cảm ơn
Trong giao tiếp thường dùng cám ơn thay vì cảm ơn

Trong Văn hóa nghệ thuật thì từ cám ơn cũng xuất hiện trong nhiều bài hát nổi tiếng như là bài “Một mai giã từ vũ khí” có sự xuất hiện của cả từ cám ơn và cảm ơn trong một câu:

“…Rồi anh sẽ dìu em tìm thăm

Mộ bia kín trong nghĩa địa buồn

Bạn anh đó đang say ngủ yên

Xin cám ơn, xin cảm ơn

Người nằm xuống…”

Sao lại có nhầm lẫn giữa cám ơn và cảm ơn?

Do đất nước ta trải dọc từ Bắc vào Nam nên theo đó các văn hóa vùng miền bao gồm cả cách nói sẽ có sự phân biệt khá rõ nét. Đối với những người miền Tây Nam Bộ thì trong cách phát âm thì họ thường thay dấu hỏi thành dấu sắc còn với người miền Trung thì đổi dấu hỏi, dấu ngã thành dấu nặng. Do đó từ lâu thì từ cám ơn đã xuất hiện trong văn nói của người miền nam. Tuy nhiên người ở đây không dùng từ cảm ơn mà vẫn dùng nhưng chủ yếu trong văn viết. Như là trong tiểu thuyết Bỏ vợ của Hồ Biểu Chánh có viết: “Bà chủ đáng cha mẹ, bà có lòng thương tôi nên xuống thăm, thì tôi đã cảm ơn lắm rồi, mà bà còn đi lễ vật nữa, thiệt tôi ái ngại hết sức” – Trích trong chương 4.

Qua bài viết này, hi vọng sẽ giúp bạn bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi cám ơn hay cảm ơn. Và đáp án là cả hai đều đúng. Từ cảm ơn là từ được dùng phổ biến trong văn viết còn từ cám ơn là từ khẩu ngữ được dùng trong văn nói. Do đó bạn nên chú ý để tránh sử dụng sai trong cuộc sống hàng ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *