Dĩ hòa vi quý là câu thành ngữ rất phổ biến. Đây là một câu nói rất hay của người xưa nhằm răn dạy con cháu. Vậy bạn đã thực sự hiểu rõ Dĩ hòa vi quý nghĩa là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
Dĩ hòa vi quý là gì?
Dĩ hòa vi quý là câu nói phổ biến trong Nho giáo. Dĩ hòa vi quý trong tiếng Trung Quốc viết là “以和为贵 / yǐ hé wéi guì/”. Tiếng anh cũng có câu tương tự là “Judge not, that ye be not judged”. Dĩ hòa vi quý bắt đầu xuất hiện trong cuốn “Luận Ngữ” – Cuốn sách viết những lời hay, ý đẹp của nhà triết gia nổi tiếng Trung Quốc – Khổng Tử.
Dĩ hòa vi quý là câu nói rất hay và càng ý nghĩa hơn khi ta phân tích lẻ từng từ và sau đó ghép lại với nhau thành câu hoàn chỉnh.
– Chữ 以-DĨ ở đây có nghĩa là lấy cũng có nghĩa là ưu tiên
– Chữ 和-HÒA là từ mang nghĩa hài hòa, hòa nhã
– Chữ 为-VI có nghĩa là làm
– Chữ 贵-QUÝ là thứ quý giá, thứ được xem trọng, coi trọng nhất
Khi hợp lại thì thành câu có ý nghĩa là khi làm gì cũng phải lấy chữ “hòa” làm gốc để đối nhân xữ thế. Luôn giữ cho thái độ sống và chuẩn mực sống đúng chuẩn để giữ được hòa khí xung quanh.
Ý nghĩa của Dĩ hòa vi quý
Trong chính trị
Dĩ hòa vi quý có tác dụng rất quan trọng trong mọi mặt của cuộc sống, đặc biệt là trong chính trường chính trị. Trong thế giới ngày nay, với xu hướng đa cực. Các nước cùng nhau hợp tác làm ăn, cùng nhau phát triển. Thì việc Dĩ hòa vi quý, mềm dẻo trong đối ngoại lại được đề cao hơn bao giờ hết.
Đất nước Việt Nam ta vốn là một đất nước yêu chuộng hòa bình. Qua hàng ngàn năm chiến tranh nên thấu hiểu rõ sự tàn phá, khốc liệt của nó. Chính vì thế việc sử dụng Dĩ hòa vi quý bằng cách ngoại giao mềm dẻo sẽ là cách đúng đắn nhất để dễ dàng giải quyết mọi xung đột trong hòa bình. Giúp người dân có một cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Trong cuộc sống
Trong công việc, cuộc sống thì xuất hiện xung đột là điều không thể tránh khỏi. Nếu cứ cố chấp bảo vệ “cái tôi” thì việc mất hòa khí là điều rất dễ xảy ra. Nếu áp dụng Dĩ hòa vi quý sẽ giúp tìm được mọi người có được tiếng nói chung, giữ hòa khí và dễ dàng đạt được mục đích đề ra.
>> Xem thêm:
Từ láy là gì? Từ láy và từ ghép có điểm gì giống và khác nhau
Cám ơn hay cảm ơn? Dùng thế nào cho đúng
Hướng dẫn cách sống Dĩ hòa vi quý
Bạn đã hiểu rõ được Dĩ hòa vi quý là gì rồi. Thế còn làm sao để sống được Dĩ hòa vi quý. Nghe có vẻ rất khó nhưng thực ra khá đơn giản. Bạn hãy bắt đầu làm từ những thứ nhỏ bé nhất đó chính là:
Học lắng nghe
Hãy chú tâm lắng nghe. Việc lắng nghe kỹ không chỉ thể hiện sự tôn trọng với người đối diện mà còn giúp ta hiểu rõ câu chuyện, đặt mình vào tâm trạng người nói để có thể đưa ra các cách cư xử phù hợp.
Giữ bình tĩnh
Mất bình tĩnh luôn là kẻ thù của con người, nó giúp ta dễ dàng mắc sai lầm hơn. Do đó trong giao tiếp cũng vậy, phải luôn giữ cho mình một cái đầu lạnh để không bị cuốn theo câu chuyện, dễ dàng xử lý mọi tình huống.
Học cách tôn trọng
Nếu không tôn trọng người đối diện thì sẽ khó có thể tìm được tiếng nói chung. Hãy luôn tôn trọng ý kiến của người khác cho dù đó là ý kiến đúng hay sai.
Chia sẻ nhiều hơn
Dĩ hòa vi quý phải được xuất phát từ hai bên. Việc chia sẻ, trao đổi nhiều hơn giúp ta có thể dễ dàng đồng cảm với đối tượng cũng như hạn chế những phát sinh xung đột trong tương lai.
Những lầm tưởng sai lầm về sống Dĩ hòa vi quý
Nhiều người không hiểu rõ thì có suy nghĩ sai lầm rằng Dĩ hòa vi quý chính là sự bạc nhược, ba phải, gió chiều nào theo chiều đấy… Chấp nhận an phận, cái sai của người khác để giữ được hòa phí. Tuy nhiên, đó không phải là Dĩ hòa vi quý.
Dĩ hòa vi quý là vì lợi ích chung. Luôn cầu thị lắng nghe quan điểm của người khác để nhìn nhận lại, bổ sung những thứ mình còn thiếu chứ không phải là chấp nhận cái tiêu cực, cái xấu. Do đó nếu một người Dĩ hòa vi quý thì nếu gặp chuyện sai trái, ảnh hưởng đến lợi ích, kết quả chung thì hoàn toàn có thể hành động chứ không cho qua.
Nói chung, Dĩ hòa vi quý là câu nói rất hay của người xưa và vẫn đúng trong mọi trường hợp của cuộc sống hiện đại. Tuy vậy ta cũng nên chú ý hiểu rõ bản chất của câu nói này để có thể hành động cho đúng. Tránh hiểu sai rồi làm sai từ đó đánh mất ý nghĩa nhân văn của thành ngữ này.