911 là gì? Việt Nam có gọi được cho 911 không?

911 là số điện thoại rất quen thuộc đối với những người yêu phim Mỹ. Vậy bạn có thực sự biết rõ 911 là gì? và có nguồn gốc ra sao không. Cùng Trungkhithe tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Contents

911 là gì?

911 là số điện thoại khẩn cấp của Hoa Kỳ, nằm trong kế hoạch đánh số Bắc Mỹ (NANP) và là một trong tám mã N11. Đây là số điện thoại được dùng trong các trường hợp khẩn cấp như là cứu thương, chữa cháy, trộm cắp… Do đó nếu có người tạo các cuộc gọi giả nhằm trêu đùa sẽ khiến người đó phải gặp các vấn đề về pháp lý.

911 là gì
911 là gì

Nguồn gốc của số điện thoại khẩn cấp 911

Số điện khẩn cấp 911 ra đời sau cái chết của cô gái 28 tuổi người Mỹ – Kitty Genovese. Vào ngày 13/3/1964, Kitty Genovese đã bị một người lạ mặt giết hại khi cô đang đi về nhà mình là căn hộ chung cư tại thành phố New York, Mỹ. Gần một tiếng sau khi bị tấn công thì cảnh sát mới tới và đưa cô tới bệnh viện. Kitty đã không qua khỏi và qua đời trên xe cấp cứu.

Mặc dù sau đó cảnh sát đã nhanh chóng bắt được hung thủ là Winston Moseley và y phải chịu án chung thân. Tuy nhiên có sự thật bất ngờ đằng sau vụ án đó là có đến 38 người cùng khu chung cư của nạn nhân biết về cuộc tấn công đó. Tuy nhiên vì sợ liên lụy nên không ai muốn giúp.

Tuy nhiên sau xác minh thì tin này là sự phóng đại, tuy vậy thông tin đó cũng đã làm chấn động toàn nước Mỹ. Người dân đã chỉ trích tốc độ phản ứng của lực lượng chức năng khi thời đó ở Mỹ không có đường dây tiếp nhận thông tin khẩn cấp.

Để tránh những sự việc đau lòng xảy ra nữa thì đến năm 1967, tổng thống Lyndon Johnson đã ra lệnh cho Ủy ban chấp pháp và tư pháp thiết lập số điện thoại khẩn cấp. Theo đó công ty truyền thông AT&T đã đề xuất số 911 do đây là con số dễ nhớ, không bị trùng mã vùng hoặc mã dịch vụ.

Đến năm 1968 thì quốc hội Mỹ đã công nhận số điện thoại khẩn cấp quốc gia của quốc gia này là 911. Thượng nghị sĩ bang Alabama – Rankin Fite là người thực hiện cuộc gọi 911 đầu tiên vào ngày 16/2/1968. Sau đó 911 nhanh chóng phổ biến khắp nước Mỹ. Từ 26% người dân Mỹ được tiếp cận dịch vụ 911 vào năm 1979 thì đến năm 1999 đã có 93% dân số nước Mỹ được tiếp cận với hệ thống này.

Xem thêm:

Mẹo hay tra danh bạ điện thoại cố định cực nhanh chóng

Hướng dẫn cách tra cứu số khung của xe máy honda chính xác nhất

Những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam. Hướng dẫn đặt đúng tên cho bé

Cách thức hoạt động của 911

Khi tổng đài của 911 nhận được thông tin cấp báo thì đầu tiên là họ sẽ xác định trường hợp khẩn cấp của bạn theo các sự cố như là: Tại nạn, hỏa hoạn hay là các vụ án khác… Sau đó nếu đúng đó là trường hợp khẩn cấp thì nhân viên tổng đài sẽ nhanh chóng hỗ trợ. Còn đối với các trường hợp khác thì sẽ chuyển sang đường dây hỗ trợ thường tương ứng khác (Non- emergency line).

Trong quá trình gọi, nếu bạn nhận được thông báo bạn phải chờ đợi trong ít phút thì chưa nên gấp máy do các cuộc gọi đến đều được ưu tiên theo thứ tự trước sau. Do đó nếu bạn gác máy thì phải xếp hàng lại từ đầu. Các số điện thoại cố định nào gọi đến 911 đều được hiển thị tự động các thông tin là:

Số điện thoại

Địa chỉ lắp đặt đường dây điện thoại

Người đứng tên

Tên người chịu trách nhiệm hỗ trợ trường hợp khẩn cấp của khu vực gần đó.

Chú ý: Các thông tin ở trên sẽ được xác minh lại bởi nhân viên trực tiếp nhận cuộc điện thoại đó.

Vì sao khi gọi đến 911 thì phải trả lời nhiều câu hỏi?

Khi có người gọi đến 911, nhân viên tổng đài tiếp nhận sẽ đưa ra các câu hỏi để giúp cho lực lượng cứu hộ xác định chính xác tình trạng mà người đầu dây đang gặp phải. Và trong lúc trả lời câu hỏi thì lực lượng cứu hộ cũng đã và đang đến hiện trường xảy ra sự việc.

Nhân viên trực tổng đài của 911 sẽ hỏi theo phương pháp 4W đó là Where, What, Who và When trong đó:

Where (Địa điểm): Câu hỏi này giúp lực lượng cứu hộ xác định chính xác không chỉ là mỗi địa chỉ nhà mà còn đặc điểm, số hiệu căn hộ, màu sắc… Thông tin càng chi tiết càng tốt để lực lượng cứu hộ nhanh chóng xác định được địa chỉ nhà.

What (Sự việc): Câu hỏi này giúp xác định chính xác nội dung của cuộc gọi cũng như tình huống sự việc đang xảy ra. Tuy nhiên người gọi cũng không nên mô tả quá dài dòng mà nên nói ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề chính như là: Sự việc đang tiếp diễn hay đã kết thúc, có vũ khí ở hiện trường không…

911 giúp xử lý các trường hợp nguy cấp
911 giúp xử lý các trường hợp nguy cấp

Who (Là ai): Nếu là các vụ liên quan đến án mạng, trộm cắp… thì đây là câu hỏi rất quan trọng để cảnh sát có thể xác định được nghi phạm từ đó tránh xảy ra trường hợp để nghi phạm trốn khỏi hiện trường. Người gọi cần cung cấp tất cả những gì về mình nhớ của nghi phạm như là trang phục, ngoại hình, hướng bỏ trốn…

When (Khi nào): Mỗi sự việc sẽ có những khoảng thời gian khác nhau do đó xác định khung thời gian diễn ra là rất cần thiết.

Tuy vậy nếu bạn không muốn để lộ quá nhiều danh tính của mình thì các cuộc gọi khẩn cấp 911 vẫn được xử lý như bình thường.

Lượng cứu trợ 911 sẽ trong bao lâu?

Tùy vào nhiều yếu tố mà đội cứu hộ có thể đến nhanh hay chậm. Trong đó quyết định nhất là dựa trên mức độ ưu tiên của sự cố. Sự cố càng nguy hiểm sẽ được ưu tiên hơn nhiều so với các sự cố bình thường khác. Ví dụ như các vụ đột nhập bất hợp pháp khi hung thủ vẫn còn trong nhà sẽ được ưu tiên hơn nhiều so với việc hung thủ đã rời đi. Ngoài ra thì lực lượng cứu trợ cũng cung cấp cho bạn các bước để ổn định tình hình trước khi đợi cứu viện.

Ở Việt Nam có gọi được 911 không?

911 là số điện thoại khẩn cấp chỉ có ở Mỹ và một số quốc gia khác như: Hoa Kỳ, Canada, Palau, Argentina, Philippines, Jordan. Ở Việt Nam mặc dù không có 911 nhưng nước ta vẫn cung cấp nhiều số điện thoại khẩn cấp như là:

111: Đây là đường dây nóng bảo vệ trẻ em. Ta có thể gọi bất kỳ lúc nào, 24/7 và hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn thấy các vấn đề ảnh hưởng tới trẻ em như bị xâm hại, mua bán hay bị bỏ rơi… thì có thể gọi vào số này để cơ quan chức năng xử lý.

112: Đây là đầu số hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn. Số này dùng trong trường hợp có người cần sự trợ giúp tìm kiếm cứu hộ trong các trường hợp do thiên tai như lũ lụt, sạt lở… hoặc là các tai nạn trên sông, biển như là tàu bè bị trôi dạt, chị chìm.

113: Đầu số này giúp bạn liên lạc khi gặp các vấn đề liên quan tới an ninh trật tự như là: đánh nhau, trộm cắp, cướp giật, tai nạn giao thông…

114: Là đầu số khẩn cấp của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn. Đây là tổng đài gọi cứu hỏa được dùng trong các trường hợp tai nạn như là cháy nổ, hỏa hoạn hoặc là các trường hợp bị mắc kẹt trong tòa nhà, hầm mỏ.

115: Đây là tổng đài gọi cấp cứu y tế được dùng trong các tình huống cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp. Khi liên hệ vào số điện thoại này thì tổng đài sẽ kết nối với bệnh viện gần nhất để điều xe cấp cứu nhanh chóng nhất. Tuy nhiên với các trường hợp cố ý gây thương tích có liên quan tới phạm tội hoặc tai nạn giao thông thì cần gọi 113 rồi sau đó mới gọi 115.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ 911 là gì. 911 là số điện thoại khẩn cấp rất quan trọng của nước Mỹ. Kể từ khi số điện thoại này ra đời, 911 đã giúp rất nhiều người thoát khỏi bàn tay tử thần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *