Những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam. Hướng dẫn đặt đúng tên cho bé

Đối với mỗi người thì cái tên chính là thứ rất thiêng liêng mà cha mẹ ban tặng cho chúng ta. Mọi bậc cha mẹ đều mong muốn đặt cho con mình những cái tên hay và ý nghĩa nhất. Tuy nhiên các bậc phụ huynh khi đặt tên cho con cái cũng nên chú ý tránh những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam trong bài viết dưới đây để tránh các tình huống không đáng có khi đi đăng ký giấy khai sinh cho con cái nhé.

Contents

Những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam

Hiện nay, nhà nước ta đã có những văn bản pháp luật cụ thể về việc quy định việc đặt tên cho trẻ em. Như là trong Điểm a, Khoản 1, Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định về một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch có quy định như sau: “Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán”. Ngoài ta thì luật cũng quy định cụ thể những trường hợp sau:

Pháp luật đã quy định rõ những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam
Pháp luật đã quy định rõ những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam

Không được đặt tên bằng số hoặc ký tự

Để tạo sự thống nhất trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia nên nhà nước đã cấm không được đặt tên có sử dụng các chữ số hay các ký tự đặc biệt.

Ví dụ như các tên sau: Lê anh 8, Trịnh Văn $, Tô thị %…

Không được đặt tên bằng tiếng nước ngoài

Để giúp dễ dàng quản lý hộ tịch nên người dân cũng không được phép đặt tên có chữ nước ngoài mà phải là tên hoàn toàn bằng Tiếng Việt

Ví dụ như các tên sau: Đặng Văn Robert, Hoàng Vũ Samson, Huỳnh Kesley Alves…

>> Xem thêm:

Mã định danh là gì? Hướng dẫn chi tiết cách lấy mã định danh đầy đủ nhất

Mẹo hay tra danh bạ điện thoại cố định cực nhanh chóng

Không đặt tên mang ý nghĩa xúc phạm, xâm phạm với người khác

Theo Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định người đặt tên không được chọn các tên mang ý nghĩa tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác. Ngoài ra thì từ ngày 16.7.2020, Bộ Tư pháp ban hàng thông tư 04/2020/TT-BTP xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật hiện hành và phù hợp với bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa người Việt Nam. Các tên quá dài cũng không được sử dụng. Tối đa chỉ đặt tên dưới 25 ký tự.

Ví dụ như các tên sau: Lê Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Linh Phượng, Hồ Văn Hận Tình Đời, Nguyễn Thị Hoàng Nhật Anh…

Những cái tên khác bị cấm

– Ngoài việc đặt tên quá dài hay có kí tự đặc biệt thì bạn cũng không nên đặt những cái tên có ý nghĩa quá xấu. Mặc dù pháp luật không quy định nhưng do cái tên là thứ sẽ theo đứa con đến hết cuộc đời. Do đó nếu có một cái tên xấu thì người đó sẽ bị thường xuyên trêu chọc khi còn bé và khi lớn lên thì cũng không tạo được thiện cảm đối với những người xung quanh. Ví dụ như các tên sau: Phạm Thị Dâng Hiến, Phạm Thị Lâu Ra, Nguyễn Thị Lờ…

Sở hữu cái tên lạ dễ làm người đó bị trêu trọc
Sở hữu cái tên lạ dễ làm người đó bị trêu trọc

– Không chỉ không nên đặt những tên có ý nghĩa xấu mà ta cũng nên tránh những cái tên phạm húy, trùng với tên của ông bà tổ tiên. Ngoài ra thì ta cũng nên hạn chế đặt tên trùng với hàng xóm, những người xung quanh mình để hạn chế làm mất hòa khí hai bên.

– Những cái tên có liên quan đến chính trị cũng nên tránh. Ngoài ra thì cũng để ý đến những tên có thể dễ bị nói lái ra nghĩa xấu như là: Vũ Đại thành Vãi Đạn, Thái Dinh thành Dính Thai, Tiến Tùng thành Túng Tiền…

– Tên không dấu nhưng nếu thêm dấu thì thành nghĩa xấu cũng nên tránh

Để đặt tên cho con bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam thì cần gì?

Theo như quy định về đặt tên họ thì nước ta không cho phép đặt tên nước ngoài theo luật Dân sự năm 2015, Luật quốc tịch năm 2014, Luật Hộ tịch năm 2014. Tuy nhiên còn có một số trường hợp ngoại lệ được phép như vẫn được đặt tên nước ngoài. Theo điều 16 Luật quốc tịch năm 2014 thì: “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”.

Do đó nếu trẻ có cha hoặc mẹ là công dân nước ngoài. Nếu đã thỏa thuận được là con mình sẽ chọn quốc tịch nước ngoài thì đứa bé đó sẽ được phép chọn tên bằng tiếng nước ngoài. Còn nếu không thỏa thuận được việc chọn quốc tịch cho con thì đứa bé đó sẽ vẫn có quốc tịch Việt Nam và tên phải đặt bằng tiếng Việt, không được đặt tên cho con có tên đệm là tiếng nước ngoài.

Những cái tên khác bị cấm  đặt trên khắp thế giới

Theo từng văn hóa của mỗi quốc gia sẽ có những quy định đặt tên khác nhau. Tại nhiều nơi, để tránh các đứa trẻ không phải mang theo những cái tên lạ thì đã quy định cụ thể danh sách rất nhiều cái tên bị cấm dùng.

Pháp

Ở Pháp thì để đăng ký giấy khai sinh cho con cái thì phụ huynh phải thông báo cho tòa án địa phương. Nếu phía tòa án cảm thấy cái tên đó có ý nghĩa xấu, làm cho trẻ có thể bị nhạo báng thì sẽ không được duyệt. Tại Pháp có nhiều cái tên bị cấm như là: Strawberry, Deamon, Mini Coppre…

Mexico

Ở Mexico thì có đao luật quy đinh cấm đặt những cái tên không có ý nghĩa, hoặc mang tính xúc phạm như là: Rambo, Batman, Facebook, Hermione…

Đan Mạch

Quốc gia này đã đưa ra danh sách sách gồm khoảng 7000 tên cho trẻ sơ sinh đã được phê duyệt. Đất nước này còn xuất bản cuốn sách giúp cha mẹ đặt tên cho con được dễ dàng hơn. Những cái tên bị cấm tại Đan Mạch như là: Pluto, Jakobp, Monkey…

Đức

Đức là quốc gia ban hành luật cho trẻ em sớm nhất trên thế giới. Việc đặt tên phải đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe như không bị ảnh hưởng tới đứa trẻ, đứa trẻ không bị sỉ nhục. Đức cấm một số tên như: Osama Bin Laden, Matti, Hitler…

Malaysia

Malaysia cũng đã làm một danh sách những cái tên bị cấm. Đây là những cái tên làm người nghe liên tưởng tới động vật, tên mang nghĩa tiêu cực, tên của loại thực phẩm hay là của hoàng gia cũng bị cấm. Những tên bị cấm tại Malaysia là: Sor Chai, Woti, Chow Tow…

Thụy Điển

Ở Thụy Điển có quy định rất khắt khe về việc đặt tên. Theo quy định, cha mẹ phải đăng ký cho con trong vòng 3 tháng sau sinh với cơ quan Thuế Thụy Điển. Tại đây sẽ kiểm duyệt và cấm những cái tên mang ý nghĩa tiêu cực. Những cái tên bị cấm tại đây như: Ikea, Elvis, Superman…

Ả Rập Saudi

Do là một nước hồi giáo nên Ả Rập Saudi khá khắt khe khi đặt tên. Những cái tên quá nước ngoài hay không phù hợp với truyền thống đạo đức đều bị từ chối như là: Malika, Linda, Maya…

Hi vọng qua bài này, Trungkhithe đã giúp người đọc có thể biết thêm được những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam. Việc đặt tên có vai trò quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Do đó các bậc phụ huynh hãy chú ý để đặt tên một cách phù hợp, vừa đẹp lại vừa ý nghĩa nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *