Tứ thư ngũ kinh là gì? Tổng hợp trọn bộ Tứ thư ngũ kinh

Nói đến triết học phương Đông thì không thể bỏ qua bộ sách Tứ thư ngũ kinh.Vậy Tứ thư ngũ kinh là gì? Gồm có những cuốn sách nào. Tại sao lại nói Tứ thư ngũ kinh là tinh hoa triết học Phương đông. Cùng Trungkhithe tìm hiểm trong bài viết dưới đây nhé.

Contents

Tứ thư ngũ kinh là gì?

Tứ Thư và Ngũ Kinh là tập hợp của 9 bộ sách của Nho giáo. Đây đều là những tác phẩm kinh điển của văn hóa cổ đại Trung Quốc. Đây là bộ sách răn dạy cách ứng xử, làm người. Tứ thư ngũ kinh được chia ra làm hai bộ sách là Tứ Thư và Ngũ Kinh. Tứ thư ngũ kinh được nghiên cứu, biên soạn lần đầu tiên bởi Trình Hạo (1032-1085) và Trình Di (1033-1107) hiệu là Y Xuyên.

Tứ thư ngũ kinh là gì
Tứ thư ngũ kinh là gì

Tứ thư là gì?

Tứ Thư (四書 Sì shū), là bộ bốn tác phẩm của nho giáo. Tứ thư ra đời cách đây 2000 năm do Khổng Tử khởi xướng và Mạnh Tử kế thừa. Nhưng do chiến tranh và nhiều sự kiện khác như là bị Tần Thủy Hoàng tiêu hủy. Do đó trong lịch sử có rất nhiều bản sao của Tứ thư. Phải đợi đến khi được Chu Hy (1130-1200) hiệu là Hối Am thời nhà Tống biên soạn thì bộ sách này mới được coi là hoàn chỉnh.

Tứ thư bao gồm 4 cuốn sách là: Đại Học (大學 Dà Xué), Trung Dung (中庸 Zhōng Yóng), Luận Ngữ (論語 Lùn Yǔ), Mạnh Tử (孟子 Mèng Zǐ).

Tải bộ sách Tứ thư: Tại đây

Pass (nếu có): trungkhithe hoặc trungkhithe.com

Đại Học

Đại học ban đầu chỉ là một chương trong Lễ Ký (Kinh Lễ). Sau đó được viết thành sách vào thời chiến quốc đến thời Tần Hán bởi Tăng Sâm – một học trò hạng trung của Khổng Tử chế hóa thành. Hiện vẫn chưa xác định được tác giả của Đại Học là ai. Có giả thuyết cho rằng là của Tử Tư (học trò của Tăng Tử, cháu nội của Khổng Tử). Nhưng Chu Hy lại cho rằng là do Tăng Tử viết. Do ông nghĩ rằng Tăng Tử là học trò của Khổng Tử. Do đó việc Tăng Tử ghi chép lại lời dạy của Khổng Tử là hợp lý nhất. Hai chữ “đại học” ở đây có nghĩa là “đại nhân chi học”. Ta có thể hiểu theo 2 nghĩa, là cái học của bậc đại nhân hoặc là cái học để trở thành bậc đại nhân. Đại học gồm có 2 phần:

– Phần đầu có một thiên gọi là Kinh. Đây là phần chép lại các lời nói của Khổng Tử.

– Phần sau gồm có 9 thiên là chú giải cho thiên đầu tiên.

Đại học gồm có ba cương lĩnh (tam cương lĩnh) là:

– Minh minh đức.

– Tân dân.

– Chỉ ư chí thiện.

Ba cương lĩnh này được giải thích bằng 8 mục nhỏ (bát điều mục) là: cách vật, trí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Trung Dung

Cũng giống như Đại Học, sách Trung Dung dựa trên một thiên trong Kinh Lễ. Trong sách được Tử Tư trích dẫn những lời răn dạy của Khổng Tử nói về đạo “trung dung”. Trong đó “Trung dung” chính là luôn trung hòa giữa ý nghĩ và hành động. Không thái quá, bất cập và luôn nhớ phải cố gắng giữ vững nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để thành người quân tử. Rồi từ quân tử thành thánh nhân. Trung Dung cũng được chia ra làm hai phần là:

– Phần 1: Chương 1 đến chương 20. Đây là phần chính bao gồm các lời của Khổng Tử răn dạy các học trò về đạo lý trung dung. Cách để làm sao cho tâm mình được: tồn, dưỡng, tĩnh, sát; cũng như là giữ ở được gồm đủ: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín để cho mình có thể hòa  hợp với muôn vật.

– Phần 2: Chương 21 đến chương 33. Đây là phần phụ bao gồm các lời giảng giải về chữ chữ trung dung của Tử Tư.

Luận Ngữ

Đây là cuốn sách ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử cùng với những lời nói khác của các vĩ nhân đương thời. Luận Ngữ gồm có 20 thiên. Mỗi thiên không có liên hệ với nhau. Luận ngữ là cuốn sách giảng dạy đạo quân tử một cách trực quan thông qua hình mẫu của Khổng Tử. Sách đã miêu tả sống động phẩm chất cũng như tư cách và tính tình của Khổng Tử. Đặc biệt qua qua cách ông giảng dạy với học trò. Ông là người thấu hiểu tâm lý của học trò. Từ đó khéo đem dùng lời dạy thích hợp với từng học trò. Do đó nhiều khi có cùng một câu hỏi nhưng ông đã đưa ra câu trả lời khác nhau tùy thuộc vào mỗi người. Như Trình Y Xuyên – một nhà Nho đời Tống có nói: “Ai đọc xong Luận Ngữ mà vẫn còn những tính nết như trước khi chưa đọc thì người ấy chưa hiểu được sách Luận Ngữ vậy”.

Tứ thư hiện nay là bản do Chu Hy biên soạn
Tứ thư hiện nay là bản do Chu Hy biên soạn

Mạnh Tử

Giống như tên gọi, Sách Mạnh Tử được viết bởi Mạnh Tử cùng các môn đệ của ông như là: Công Tôn Sửu, Nhạc Chính Khắc, Vạn Chương v.v. Mạnh Tử là cuốn sách ghi chép những lời đối đáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu và giữa ông với các học trò của mình. Ngoài ra còn có các lời phê bình của Mạnh Tử về học thuyết của Mặc Tử, Dương Chu…

Sách Mạnh Tử có 7 thiên và được chia làm chia làm 2 phần là Tâm học và Chính trị học. Trong đó:

– Tâm học: là phần dạy người đọc phải giữ được cái Tâm, nuôi cái Tính, hiểu rõ lẽ Trời mới có thể theo chính mệnh. Ý nghĩa của Tâm học rất sâu xa. Do Tâm là cái thần minh của Trời ban cho người. Vì thế, tâm của ta với tâm của Trời đều cùng một thể. Do đó cần luôn giữ cho nó không mờ tối, không ngừng trau dồi để nó phát triển thành người lương thiện. 

– Chính trị học: Mạnh Tử có tư tưởng rất tiến bộ trong thời điểm quân chủ chuyên chế chính là “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Theo ông, vua không có quyền lấy dân làm của riêng cho mình. Do đó phải duy dân và vì dân. Vì thế pháp luật phải công bằng, cho dù vua quan cũng không được ngoại lệ. Do đó bậc minh quân phải chăm lo việc dân việc nước từ đó giúp cho đời sống của nhân dân được ấm no, sung túc. Chính vì vậy, với Nho giáo thì sách Mạnh Tử là một trong những cuốn hay nhất. Như Trình Y Xuyên từng nói: “Kẻ đi học nên lấy hai quyển sách: Luận Ngữ và Mạnh Tử làm cốt. Đã học được hai bộ sách này rồi thì không cần học Ngũ Kinh cũng rõ thông được cái đạo của Thánh hiền”.

Xem thêm:

Dĩ hòa vi quý là gì? Ý nghĩa thâm sâu chỉ gói trọn vẹn trong 4 chữ

Con gái rượu hay diệu? Gọi thế nào cho đúng nhất

Lòng biết ơn là gì? Bạn đã thực sự hiểu đúng về lòng biết ơn

Ngũ kinh là gì?

Ngũ Kinh (五經 Wǔjīng) hay là ngũ thư. Đây là bộ gồm 5 cuốn sách kinh điển đó là: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu. Đây cũng là 5 quyển sách làm nền tảng trong Nho giáo. Và cả 5 quyển này đều được cho chính tay Khổng Tử  biên soạn. Trước kia còn có thêm quyển Kinh Nhạc tuy nhiên về sau bị Tần Thủy Hoàng đốt. Một phần nhỏ còn lại được gộp vào một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký.

Tải bộ sách Ngũ kinh: Tại đây

Pass (nếu có): trungkhithe hoặc trungkhithe.com

Kinh Thi

Kinh Thi (詩經 Shī Jīng) là sách tổng hợp thi ca sớm nhất của Trung Quốc. Quyển sách gồm tập hợp các bài thơ dân gian nói về tình yêu nam nữ. Sách gồm 300 thiên, được Khổng Tử làm với mục đích giáo dục mọi người thể hiện tình cảm trong sáng, lành mạnh. Do đó Khổng Tử mới nói với người con trai của mình rằng:“Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao”.

Kinh Thư

Kinh Thư (書經 Shū Jīng) là cuốn sách ghi chép các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước thời Khổng Tử. Ông viết cuốn sách này với mục đích răn dạy các đời vua sau này hãy theo gương các minh quân như vua Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ. Đây là cuốn sách có ý nghĩa lịch sử to lớn khi đã ghi chép chi tiết nhiều sự tích, sự kiện thời cổ đại. Ngoài Khổng Tử ra thì còn một số nhà nho đời sau cũng bổ sung nội dung trong Kinh Thư,

Kinh Lễ

Kinh Lễ (禮記 Lǐ Jì) là cuốn sách ghi chép các lễ nghi được Khổng Tử hiệu đính lại. Cuốn sách ra đời với mục đích duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử từng nói rằng: “Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời”. Cuốn sách tương truyền do các môn đệ của Khổng Tử ghi chép các lễ nghi thời trước và những tấm gương của Lễ. Sau này, Đới Đức – một vị học giả thời Hán đã dựa vào bản do Lưu Hướng thu thập từ 130 thiên rồi tổng hợp lại và đơn giản hoá còn 85 thiên còn gọi là Đại Đới Lễ ký. Tiếp đến Kinh Lễ được cháu Đới Đức là Đới Thánh đơn giản lại còn 46 thiên. Ngoài ra ông cũng thêm vào các thiên mới là Nguyệt lệnh, Minh Đường vị và Nhạc ký, tổng cộng là 49 thiên, sau này còn gọi là Tiểu Đới Lễ ký cũng là bản Kinh Lễ thông dụng nhất hiện nay do bản cũ bị thất lạc.

Ngũ kinh do chính tay Khổng Tử biên soạn
Ngũ kinh do chính tay Khổng Tử biên soạn

Cuốn sách được ghi bằng tản văn không chỉ nói về lễ nghi thời đó mà còn giáo dục người đọc về đạo đức. Chính vì thế hai thiên Trung Dung, Đại học được tách ra thành sách riêng trong bộ Tứ Thư còn Thiên Nhạc ký được tách thành Kinh Nhạc nhưng sau bị thất lạc.

Kinh Dịch

Kinh Dịch (易經 Yì Jīng) là cuốn sách nói về âm dương, bát quái,… Ở đời Chu, Chu Văn Vương đã đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái và gọi là Thoán từ. Sau đó Chu Công Đán giải thích ý nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ được gọi là Hào từ. Còn vào thời Chu thì Kinh Dịch gọi là Chu Dịch.

Kinh Xuân Thu

Kinh Xuân Thu (春秋 Chūn Qiū) là cuốn sách ghi lại các sự kiện xảy ra ở nước Lỗ – quê của Khổng Tử. Xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ngụ ý nói những sự việc xảy ra. Trong sách, ông không chỉ ghi chép như một sử gia mà ông còn thêm vào nhiều nội dung với ý nghĩa trị nước. Do đó trong sách, ngoài các sự kiện thì ông còn thêm vào các lời bình để giáo dục vua chúa. Khổng tử nói: “Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này”. Do đó đây cũng là cuốn kinh mà Khổng Tử tâm đắc nhất. 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có được cái nhìn tổng quan nhất về Tứ thư ngũ kinh là gì?. Tứ Thư Ngũ Kinh chính là tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc. Nếu bạn muốn trở thành Thánh Nhân hay chỉ đơn giản là muốn mình là người quân tử thì không nên bỏ qua bộ sách này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *