Ngỡ ngàng trước nhan sắc của tứ đại mỹ nhân Việt Nam thời phong kiến

Nhắc đến Tứ đại mỹ nhân trong lịch sử phong kiến châu Á thì rất nhiều người nghĩ ngay đến Trung Quốc với bốn giai nhân tuyệt sắc là Tây Thi, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi và Vương Chiêu Quân. Tuy vậy bạn có biết rằng ở nước ta cũng có những người tài sắc không thua kém gì những nữ nhân phương Bắc. Họ còn gọi là Tứ đại mỹ nhân Việt Nam. Vậy họ gồm những ai? Cùng tìm câu trả lời nhé.

Contents

Công chúa Huyền Trân

Huyền Trân Công Chúa (1287 – 1340) xuất thân là một công chúa đời nhà Trần, con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái của vua Trần Anh Tông. Huyền Trân nổi tiếng với nhan sắc kiều diễm cùng với trí tuệ thông minh hơn người. Vào năm 1293, Trần Nhân Tông truyền ngôi cho Trần Anh Tông rồi lên làm Thái Thượng Hoàng. Trần Nhân Tông được vua Xiêm là Chế Mân mời du ngoại đến Chiêm Thành. Do được Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, Trần Nhân Tông ở lại trong cung điện Chiêm Thành đến gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông hứa gả con gái của mình là Huyền Trân cho Chế Mân. Vua Xiêm Chế Mân cũng đáp lại bằng cách dùng hai châu Ô và châu Lý (nay là thuộc khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Nam) làm quà sính lễ.

Huyền Trân Công chúa
Huyền Trân Công chúa

Khi sang Chiêm Thành, Huyền Trân Công Chúa được phong làm hoàng hậu Paramecvari và sinh cho vua Chiêm được một vị hoàng tử. Tuy nhiên, vài năm sau thì Chế Mân qua đời vào năm 1307. Theo phong tục Chiêm Thành thì hoàng hậu phải đi cùng vua. Do đó để tránh chuyện này xảy ra, vua Trần Anh Tông đã sai tướng Trần Khắc Chung mượn cớ viếng tang lễ để đưa Huyền Trân trốn thoát về Đại Việt bằng đường biển. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì công chúa Huyền Trân và Trần Khắc Chung có một mối tình đẹp khi con thuyền lênh đênh trên biển hơn một năm trời.

Khi về thành Thăng Long, thuận theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, Huyền Trân xuất gia ở núi Trâu Sơn nay thuộc Bắc Ninh. Bà qua đời vào ngày mùng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340). Dân chúng tiếc thương và tôn Công Chúa Huyền Trân làm Thần Mẫu” và lập đền thờ bà cạnh chùa Nộn Sơn. Các triều đại sau này đều sắc phong bà làm thần hộ quốc. Các đời vua triều Nguyễn đều ban chiếu nhớ ơn công chúa “trong việc giữ nước giúp dân, có nhiều linh ứng”, nâng bậc tăng thêm là “Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần”.

Công chúa An Tư

Cùng với Huyền Trân Công Chúa thì An Tư công chúa là hai công chúa nổi tiếng nhất lịch sử nhà Trần. Công chúa An Tư là em út của vua Trần Thánh Tông và là cô ruột của Trần Nhân Tông. Thông tin được ghi chép về công chúa An Tư rất ít, chủ yếu là qua lời truyền miệng. Theo đó An Tư công chúa là một vị công chúa xinh đẹp và có tấm lòng nhân hậu. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì vào đầu năm Ất Dậu (1285), quân nhà Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy đã đánh tới Gia Lâm và vây hãm Thăng Long. Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn dùng thuyền ngự đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng kẻ thù nhưng vẫn bị quân Nguyên phát hiện được.

Vào 9/3/1285, quân Nguyên dùng thủy quân bao vây Tam Trĩ và suýt bắt được hai vị vua nhà Trần. Trước thế mạnh của giặc, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông đã phải sử dụng mỹ nhân kế khi sai người dâng em gái của mình là công chúa An Tư cho tướng Thoát Hoan với mục đích là muốn làm thư giãn loạn nước vậy. Do biết được tin đồn về sắc đẹp của An Tư công chúa nên Thoát Hoan đã lập tức đồng ý. Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ cũng mô tả sơ lược rằng: “Thoát Hoan lên sông Nhị Hà, cột liền bè vào làm cầu, cho quân qua sông, quân ta theo hai bên sông lập đồn để cự lại, không được, ngày đã về chiều, quân giặc qua được sông vào kinh thành, vua sai đưa Thiên Tư Công chúa cho chúng, để thư nạn cho nước.”

An Tư Công chúa 
An Tư Công chúa

Sau đó quân Trần bắt đầu phản công khiến cho quân Nguyên đại bại. Trấn Nam vương Thoát Hoan – con trai của Hốt Tất Liệt đã phải “chui vào cái ống đồng để lên xe bắt quân kéo chạy”. Tuy giành được thắng lợi nhưng vua Trần lại không nhắc đến công lao của công chúa An Tư. Trong cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc thì có viết rằng có một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc có lại : “Trước, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con”. Người con gái họ Trần này có khả năng cao là công chúa An Tư, tuy nhiên điều này chưa được kiểm chứng thực tế.

>> Xem thêm:

Cách cách là gì? Cách cách có khác gì công chúa không?

Thị tẩm là gì? Bí ẩn không phải ai cũng biết về chuyện riêng tư của vua

Công chúa Ngọc Hân

Lê Ngọc Hân (1770 – 1799) là một công chúa sống thời Hậu Lê cuối đời chúa Trịnh. Bà là con gái thứ 9 của vua Lê Hiển Tông. Có mẹ là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, người xã Phù Ninh, tổng Hạ Dương, phủ Từ Sơn – Bắc Ninh (nay là xã Ninh Hiệp,Gia Lâm, Hà Nội) – con gái trưởng của ông Nguyễn Đình Giai. Và bà cũng chính là Hoàng Hậu Ngọc Hân của vua Quang Trung. Do đó bà được gọi là Ngọc Hân công chúa và Bắc Cung hoàng hậu. Theo lưu truyền thì Ngọc Hân công chúa là người có nhan sắc, nổi tiếng là thông minh và khả năng chơi đàn hơn người.

Ngọc Hân Công chúa 
Ngọc Hân Công chúa

Tháng 5 năm 1786 Nguyễn Huệ tiến ra Bắc với chiêu bài “phù Lê diệt Trịnh”. Sau khi diệt xong họ Trịnh thì Nguyễn Huệ tới yết kiến vua Lê Hiển Tông. Nhờ sự mai mối của các tướng Bắc Hà đã quy hàng là Nguyễn Hữu Chỉnh đã tác thành cho Công chua Ngọc Hân kết duyên cùng Nguyễn Huệ. Khi đó bà mới 16 tuổi, còn Nguyễn Huệ 33 tuổi. Sau khi đại thắng quân thanh vào 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi vua và phong Ngọc Hân Công Chúa làm Hữu Cung Hoàng hậu. Bà với Quang Trung có được hai người con là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức.

Tuy nhiên vào năm 1792 thì vua Quang Trung đột ngột qua đời. Nhà Tây Sơn diệt vong. Bà cùng hai người con chạy trốn khỏi sự truy đuổi của Nguyễn Ánh. 4/12/1799 bà cùng hai con cũng không tránh khỏi quân triều đình nhà Nguyễn và qua đời ở tuổi 19. Vài ngày sau đó, hai con của bà cũng theo mẹ. Lúc đó Hoàng tử Quang Đức chỉ mới 10 tuổi còn công chúa Ngọc Bảo cũng chỉ 12 tuổi.

Lý Chiêu Hoàng

Lý Chiêu Hoàng (1218 -1278) còn được gọi là Lý Phế hậu hay là Chiêu Thánh hoàng hậu. Ngay từ từ khi còn bé, bà đã nổi tiếng với dung mạo xinh đẹp hơn người và được so sánh với Võ Hậu của Trung Quốc. Bà là vị Hoàng đế thứ 9 và cuối cùng của triều đại nhà Lý. Lý Chiêu hoàng tại vị từ năm 1224 đến năm 1225. Tính đến nay thì bà là vị Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam. Mặc dù vua Lý Huệ Tông ra ý chỉ truyền ngôi cho Lý Chiêu Hoàng nhưng đây là sự sắp đặt của chỉ huy sứ Trần Thủ Độ.

Lý Chiêu Hoàng
Lý Chiêu Hoàng

Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Thái Tông. Đây là cột mốc kết thúc triều đại hơn 200 năm của nhà Lý. Sau đó Lý Chiêu Hoàng trở thành hoàng hậu sau đó bị phế vào năm 1237 do không sinh được con nối dõi. Và người kế vị là chị ruột của bà tức Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu. 1258, bà tái giá lấy Lê Phụ Trần sống với nhau được 20 năm và có chung 1 đứa con trai. Bà mất vào sau vua Trần Thái Tông một năm, hưởng thọ 61 tuổi. Theo người đời kể lại thì khi đó tóc của bà vẫn đen nhánh, môi đỏ như son, má tươi như hoa đào…

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin thú vị về Tứ đại mỹ nhân Việt Nam. Họ đều là những người có nhan sắc trời phú, thông minh hơn người và số phận cuộc đời cũng bấp bênh, trải qua nhiều sóng gió.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *