Ông ba bị là hình tượng rất nổi tiếng trong xã hội. Ông ba bị luôn bị gắn liền với hình tượng khiếp sợ của trẻ em. Vậy thực sự thì ông ba bị là ai? Tại sao người lớn lại dùng hình tượng ông ba bị để dọa nạt trẻ em. Cùng Trungkhithe đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
Ông ba bị là ai
Ông ba bị hay còn có cái tên khác là ngáo ộp, ông kẹ. Đây là một hình tượng hư cấu được người lớn sử dụng để đe dọa trẻ em với mục đích để trẻ em phải nghe theo lời dạy của bố mẹ. Theo mô tả thì ông ba bị sẽ tìm đến những đứa trẻ không ngoan và bắt nó đi. Hình dạng của ông ba bị cùng rất kì dị khi được miêu là là một người đàn ông cao to, đen hôi xấu xí. Ông có 9 quai và 12 mắt và thường xuyên mang bên mình một cái bị lớn.
Thân thế của ông ba bị
Hình tượng ông ba bị ở Việt Nam
Theo sự tích truyền miệng thì vào năm 1608, khu vực miền Bắc và Nghệ An nước ta xảy ra tình trạng mất mùa lớn. Do đó kéo theo là tình trạng bắt cóc trẻ em ngày càng tăng cao. Các kẻ bắt cóc thường đi theo các nhóm mỗi nhóm gồm 6 người. Khi đi thuyền vào đất liền thì tách ra chia thành 3 tốp, mỗi tốp hai người kèm theo một túi to làm bằng cói. Do mỗi tốp có 3 người nên gọi là ba bị.
Do những nhóm này chỉ bắt ở các khu dân cư ven biển, khi bắt được thì đem ngay ra ngoài thuyền nên người dân rất khó đuổi kịp. Chính vì thế người dân đã lấy hình ảnh ông ba bị để răn dạy con cháu không được đi theo người lạ. Sau này thì đối với những đứa trẻ không ngoan ngoãn, hay khóc nhè thì bậc cha mẹ cũng dùng hình ảnh nếu không chịu nín thì sẽ bị ông Ba Bị tới bắt. Và trẻ con mà nghe thấy ông Ba Bị sẽ nín ngay.
Ông Ba Bị – Người có thật trong lịch sử Việt Nam
Khác với câu chuyện lưu truyền ở trên thì ông Ba Bị còn có giả thuyết khác đó chính là ông Phạm Đăng Hưng – Lễ bộ Thượng thư dưới triều vua Gia Long. Ông có người con gái là Từ Dũ – Hoàng hậu của vua Triệu Trị và cháu ngoại của ông và Hồng Nhậm tức vua Tự Đức.
Trong sách Hương Giang cố sự của tác giả Nguyễn Đắc Xuân đã ghi lại như sau: “Ông Ba Bị chính là cụ Phạm Đăng Hưng, người Gò Công (Nam bộ), có thân hình cao lớn với bộ râu rậm và cứng như râu Trương Phi. Ông làm quan trải qua các triều Gia Long và Minh Mạng, nổi tiếng là quang minh chính trực.” Phạm Đăng Hưng nổi tiếng là người thương dân nghèo. Đặc biệt khi xảy ra thiên tai hạn hán thì ông đi tới đâu cũng mang theo ba bị ngũ cốc để phân phát cho người nghèo, hướng dẫn cách trồng trọt. Với những người quá nghèo thì ông phát gạo miễn phí.
Xem thêm:
Hứa Bổn Hòa là ai? Con ma nhà họ Hứa có thật không?
Fenrir là ai? Con quái vật biểu tượng cho thần thoại bắc âu
Tổng hợp chi tiết tên các vị thần Bắc Âu đầy đủ nhất
Với chức Điền Tuần Quan của mình ông đã giúp đất nước xử lý quan tham cấu kết gian thương bóc lột dân chúng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới hình tượng ông ba bị là nỗi ác mộng của quan tham. Tuy nhiên theo thời gian thì nguồn gốc của ông ba bị cũng mờ nhạt dần. Người dân biến tấu, tam sao thất bản chữ “bị” để cho rằng ông là người ăn xin. Và nghề ăn xin từ trước đến nay vốn là nghề tiêu cực, chỉ chăm chăm hù con nít. Ngoài ra thì câu “Ba bị, chín quai, mười hai con mắt” nói đến quai là quai bị và mắt là mắt bị (lỗ hở do các lưới đan tạo thành).
Giả thuyết khác về ông Ba Bị
Nguồn gốc của ông ba bị còn có giả thiết khác là vào thời chúa Nguyễn Hoàng, để có nhân lực khai phá miền trong để tránh chúa Trịnh thì chúa Nguyễn đã sai người hàng đêm vượt sông Gianh ra đàng Ngoài để bắt trẻ con làm lực lượng quân dân. Do khi đó quân lính phải bịt mặt, để hở mỗi hai mắt. Khi đi thì mang theo bị có 3 quai được luồn qua 3 cây gậy dài. 6 người thay phiên nhau khiêng về. Ngoài ra trong những trận đánh chúa Nguyễn chiến thắng chúa Trịnh thì cũng sai người bắt trẻ con mang về đàng Trong.
Hình tượng ông ba bị ở nước ngoài
Ông ba bị không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà trong nhiều nước khác cũng xuất hiện hình tượng ông Ba Bị. Những người này đều có đặc điểm chung là có thân hình khổng lồ và rất thích bắt trẻ hư. Chuyên bắt trẻ con mang về hang để làm thịt.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về Ông ba bị. Dù có nhiều giả thuyết khác nhau nhưng Ông ba bị là hình tượng thân quen gắn bó với tuổi thơ của rất nhiều người.