Bát Bửu Phật Đài – Chùa Phật Cô Đơn ở đâu? Sự tích về Chùa Phật Cô Đơn

Chùa Phật Cô Đơn là ngôi chùa rất nổi tiếng ở TP. Hồ Chí Minh. Đây là ngôi chùa nổi tiếng với sự linh thiêng, cầu gì được đó. Đặc biệt là trong chuyện tình duyên và tài lộc. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi tại sao chùa lại có tên là chùa cô đơn và nguồn gốc hình thành của chùa là thế nào không. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài dưới đây nhé.

Contents

Chùa phật cô đơn ở đâu ?

Chùa phật cô đơn không phải là tên thực sự của ngôi chùa. Chùa này có tên chính thức là Bát Bửu Phật Đài. Ngôi chùa tọa lạc tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh và cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 30km về hướng Tây Nam.

Chùa phật cô đơn ở Bình Chánh - TP. Hồ Chí Minh
Chùa phật cô đơn ở Bình Chánh – TP. Hồ Chí Minh

Sự tích về Chùa Phật Cô Đơn

Không phải ngẫu nhiên mà các phật tử thường gọi chùa “Bát Bửu Phật Đài” thành chùa phật cô đơn. Ngôi chùa này được xây dựng trên mảnh đất rộng 30 héc-ta được cư sĩ Lê Chí Bình đã phát tâm cúng dường để xây chùa chùa Thanh Tâm bên kênh Cầu Xáng. Bắt đầu từ năm 1955 và chùa hoàn thành vào ngày 12/7/1956. Sau khi xây xong chùa đã được đặt một nhánh cây bồ-đề chiết gốc từ đại thọ bồ-đề ở Benares, Ấn Độ. Đây là nơi Đức Thế Tôn tọa thiền để nhắc nhở thập phương về gốc tích của đạo Phật.

Bát Bửu Phật Đài được tôn tạo lần nữa vào năm 1959 và hoàn thành vào năm 1961. Phật đài có kiến trúc bát giác với chiều cao 3m. Trên đài là tượng Đức Phật Thích Ca cao 7m. Tượng nặng khoảng 4 tấn do Hội Phật học Nam Việt chủ trương tôn tạo, với sự quyên góp của cư sĩ Hội trưởng Chánh Trí Mai Thọ Truyền. Mặc dù quá trình cung thỉnh tôn tượng Đức Phật từ chùa Xá Lợi về Cầu Xáng (Đức Hòa) gặp nhiều khó khăn trong điều kiện thời bấy giờ. Nhưng nhờ chư vị tôn đức và cư sĩ lúc đó đã tổ chức nhiều cuộc cầu nguyện, tâm trì tụng kinh Pháp hoa trong thời gian dài nên đã vượt qua mọi trở ngại. Lễ an vị Phật đã tổ chức 2 ngày là ngày 22 đến 25/8/1961 vào mùa Vu lan.

Dù qua nhiều năm tháng trong chiến tranh bão lửa. Chùa cũng không tránh khỏi cảnh bị tàn phá bởi bom đạn. Tuy nhiên kim thân Đức Phật lộ thiên vẫn không bị gì. Mặc kệ dân đã di tản biến nơi đây thành không bóng người, chẳng ai dám đến thăm viếng, chiêm bái. Nhưng Đức Phật vẫn ở đó. Ngài vẫn an nhiên, do đó Bát Bửu Phật Đài được người dân, các đoàn thanh niên xung phong đến đây lao động công ích năm 1976 truyền miệng gọi là chùa “Phật Cô Đơn”. Từ này mang ý nghĩa Đức Phật một mình giữa đồng không hoang vắng. Sau khi đất nước hòa bình, với sự linh ứng hiện mầu nhiệm, Bát Bửu Phật Đài dần trở thành nơi mà không chỉ mỗi người dân trong thành phố mà còn cả các tỉnh thành lân cận đến lễ bái.

Nguồn gốc của tượng Phật trong chùa phật cô đơn

Theo như tư liệu từ chùa Xá Lợi thì khi mới xây chùa, pho tượng được giáo sư Trương Đình Ý làm bằng xi măng và thạch cao. Tuy nhiên do pho tượng đúc xong quá lớn, không đưa được lên lầu chính điện được nên chuyển sang cho chùa Bát Bửu Phật Đài. Tuy vậy thì tượng Phật Thích Ca quá lớn, nên những người xây dựng “Bát Bửu Phật Đài” đã quyết định thỉnh bức tượng về ngay sau khi xây xong Phật Đài. Còn những phần kiến trúc khác sẽ tiếp tục xây dựng sau.

Tượng Phật linh thiêng trong chùa Bát Bửu Phật Đài
Tượng Phật linh thiêng trong chùa Bát Bửu Phật Đài

Cũng có nhiều người cho rằng tác giả của tượng phật này là của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu. Nguyễn Thanh Thu là nhà điêu khắc gia nổi tiếng với bức tượng Thương tiếc ở Nghĩa trang Quân đội VNCH cùng nhiều tác phẩm điêu khắc khác có chủ đề tương tự. Tuy nhiên ông không chế tác tượng Phật. Trong khi đó Trương Đình Ý là nhà điêu khắc gia nổi tiếng với hàng vài chục tượng Phật khắp nơi trên cả nước, đặc biệt là bức tượng Phật nằm trên núi Tà Cú.

Theo điêu khắc gia Trương Đình Vĩnh Lân (con ruột của Trương Đình Ý, hiện ở Hoa Kỳ) chia sẻ lời dạy của cha mình: “Tâm của người điêu khắc với tượng là một”. Theo ông Lân, cha ông dạy rằng với điêu khắc Phật tượng thì phải làm sao phải cho rõ 32 tướng hảo và 80 tùy hình phụ để thể hiện nét tướng với cấu trúc chính xác nhân hình học. Chính vì vậy tượng với thân tâm thanh tịnh cộng với khả năng điêu luyện về Phật tượng. Do đó hơn 50 công trình tượng phật khác của ông như ở chùa tượng Phật ở chùa Đại Giác ở Vũng Tàu, Ấn Quang, Xá Lợi, Phật Cô Đơn,chùa Hồng Ân ở Huế… đều nó nét hao hao nhau và các bức tượng đều đạt đến nét “điêu khắc thuần tịnh”.

>> Xem thêm:

Đập Tam Hiệp là gì và những điều thú vị không phải ai cũng biết

Xá lợi phật là gì? Xá lợi phật có thật hay không ?

Kiến trúc chùa Phật Cô Đơn

Mặc dù kiến trúc của chùa Phật Cô Đơn đã được tu sửa nhiều nhưng ngôi chùa vẫn giữa được nét nguyên sơ, cổ kính. Xen kẽ là những khu rừng bạch đàn xanh mướt. Kết hợp tạo thành vẻ yên tĩnh và trầm mặc của ngôi chùa. Do chùa toạn lạc trên mảnh đất khá lớn khoảng 30ha nên không gian trong chùa rất khang trang và rộng rãi.

Cổng Tam Quan là địa điểm đầu tiên phật tử đi qua cánh rừng bạch đàn xanh bát ngát. Cổng Tam Quan của chùa được xây dựng rất cao to và trang nghiêm cùng với những đường điêu khắc trạm trổ uốn lượn rất tinh xảo. Tiếp đến là khuôn viên của chùa được xây dựng với diện tích khoảng 5ha. Đây là nơi trưng bày và thờ rất nhiều tượng phật khác nhau.

Sau khi đi qua khu khuôn viên, phật tử sẽ đến chánh điện. Đây là nơi thờ tụng tượng phật Di Đà, kế bên cạnh là tượng phật Tiêu Diện và thần Hộ Pháp. Lần lượt tiếp theo là các khu điện thờ tượng phật bồ tát, tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát, Chuẩn Đề, tượng phật Di Lặc, tượng Địa Tạng… Ra khỏi khu chánh điện, bên cạnh tượng Phật Cô Đơn, ta sẽ thấy điện thờ Đức Thánh Quan Công. tiếp đến là điện thờ vị tổ sư Thích Thiện Bổn, đền thờ ông Hổ…

Khuôn viên của chùa Phật Cô Đơn lên tới 10 ha. Điểm đặc biệt nhất của chùa Phật Cô Đơn chính là kiến trúc hình bát giác cao 3m. Đây được gọi là Bát Bửu Phật Đài. Tọa vị trên Phật Đài là pho tượng Phật Thích Ca đứng lộ thiên. Tượng có trọng lượng khoảng 4 tấn, chiều cao 7m.

Chùa Phật Cô Đơn – Địa chỉ đạo tràng an cư tu học

Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng thuộc ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Trưởng BTS, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM đã đưa ra quyết định tái kiến ngôi chùa trở về với tên gọi ban đầu là Thanh Tâm. Từ đây, chùa sẽ làm cơ sở nội trú cho Ni giới tu học trang nghiêm bên cạnh cơ sở 2 của Học viện. Do đó chùa Phật cô đơn được coi là một trong 4 trung tâm đào tạo Tăng Ni lớn của Giáo hội.

Thanh tâm, tức là tâm trong sáng, tâm thanh tịnh. Sau ngày lễ An vị Phật chùa Thanh Tâm, dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Trưởng ban, Ni chúng tại đây được chính thức tu học nội trú. Đồng thời, khuôn viên chùa được phân thành hai khu vực rõ ràng đó là: khu vực sinh hoạt tín ngưỡng và khu vực nội viện giới hạn. Do đó chùa hiện nay không còn cảnh buôn bán, xem bói, xô bồ như trước đây mà thay là cây cỏ xanh tươi.

Sắp tới, chùa chuẩn bị xây một thư viện nhỏ với số lượng sách cần thiết cho nghiên cứu, tu học. Trong đó có nhiều đầu sách nghiên cứu, tạp chí chuyên đề, tạng kinh và sách Phật học các ngôn ngữ để giúp cho tăng Ni chúng có thêm điều kiện học tập và nghiên cứu.

Qua bài viết này, hi vọng sẽ cung cấp cho bạn nhiều điều thú vị xoay quanh Chùa phật cô đơn. Chùa phật cô đơn là ngôi chùa có bề dày lịch sử và rất linh thiêng, dù trải qua nhiều biến cố nhưng chùa vẫn còn đứng vững. Nếu bạn là phật tử thì hãy ghé thăm Chùa phật cô đơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *