Kinh Châu là nơi cực kỳ quan trọng trong thời Tam Quốc. Đây cũng là địa chỉ diễn ra 3 trận chiến lớn quyết định đến thế cục ba nước là trận Xích Bích, trận Tương – Phàn và trận Hào Đình. Vậy vị trí bản đồ kinh châu thời Tam Quốc ở đâu mà quan trọng đến thế. Cùng Trungkhithe tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
Kinh châu ở đâu?
Vào thời Đông Hán, Trung Quốc được chia ra làm 13 châu và Kinh Châu là châu nằm phía nam trải dài qua các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Quý Châu, Giang Tây hiện nay. Ngày nay, vùng Kinh Châu nằm ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Kinh Châu có tổng diện tích là 937 km vuông. Nhà Đông Hán chia Kinh Châu ra làm 7 quận là: Nam Quận, Quế Dương, Vũ Lăng, Giang Hạ, Nam Dương, Trường Sa, Linh Lăng. Trong đó Trung tâm là Quận Nam Dương tức Uyển Thành. ề diện tích thì Kinh châu là châu rộng thứ hai sau Ích châu.
Vị thế địa lý của Kinh châu
Kinh Châu nằm ở vị trí địa lý cực đắc địa khi ở ngã ba sông Trường Giang. Phía đông giáp Dương châu, phía tây giáp Ích châu, phía nam giáp Giao châu, phía bắc giáp Dự châu. Do sông Trường Giang chảy từ tây sang đông nên ta có thể dễ chèo thuyền xuôi dòng từ Ích châu đi đến Kinh châu, rồi từ Kinh châu đi đến Dương châu (Giang Đông).
Do đó Kinh Châu được coi là ngã ba thiên hạ, có vai trò rất lớn về mặt quân sự. Vì thế cả ba nước trong thời Tam Quốc đều quyết tâm có được một phần địa bàn tại nơi này.
Nếu theo lý thuyết thì Kinh Châu là một nơi rất thuận tiện cho việc giao thương nhưng không hợp về quân sự do biên giới đi qua nhiều khu vực. Dễ bị tấn công ở nhiều nơi, khó thủ – dễ công giống như Lạc Dương. Tuy Nhiên Kinh Châu lại có lợi thế địa hình khắc phục hoàn toàn các nhược điểm đó.
Do địa hình của vùng này như một cái túi lớn với bình nguyên Giang Hán và bình nguyên Động Đình Hồ trù phú với nền nông nghiệp cực kỳ phát triển. Được bao quanh là các ngọn núi khiến việc ra vào rất khó khăn. Phía tây là dãy Đại Ba sơn ngăn cách với Ích châu. Bên phải là Đại Biệt sơn và Đồng Bách sơn.
Xem thêm:
Quỷ Môn Quan nằm ở đâu? Có mấy “Quỷ Môn Quan”
Thị tẩm là gì? Bí ẩn không phải ai cũng biết về chuyện riêng tư của vua
Ngỡ ngàng trước nhan sắc của tứ đại mỹ nhân Việt Nam thời phong kiến
Theo đó Đại Biệt sơn chạy dọc theo Trường Giang đến gần phụ cận Hợp Phì. Vì thế hai dãy núi này tạo thành một bức tường thành tự nhiên ngăn cách Trung nguyên và vùng lưỡng Hoài chắn ở bên ngoài. Vì thế muốn vào được Kinh Châu thì chỉ còn cách đi qua ba miệng của chiếc túi. Và cả 3 miệng túi này có mối quan hệ mật thiết tới sự tồn vong của 3 nhà Ngụy – Thục – Ngô.
– Miệng túi đầu tiên ở phía tây là Di Lăng. Đây là lối ra vào của vùng Trường Giang tam hiệp hiểm yếu ( tuyến đường đi thẳng sang Tây Thục). Do đó khi Lưu Bị mất Kinh châu thì đại chiến Tôn – Lưu diễn ra ở đây.
– Miệng túi thứ hai ở phía bắc là Tương Dương. Đây là tuyến đường Tào Tháo đã dùng để chinh phạt Lưu Biểu. Do đó nếu Quan Vũ thành công chiếm được Tương Dương thì có thể dễ dàng tiến vào Trung Nguyên. Khi đó Tào Tháo sẽ phải co cụm phòng thủ khi không biết kẻ thù muốn đánh vào đâu.
– Chiếc miệng túi thứ ba là khu vực Xích Bích ở quận Giang Hạ phía đông Kinh châu. Nếu kẻ địch có thể vượt qua thiên hiểm Trường Giang thì có thể tiến vào Giang Đông một cách dễ dàng.
Tầm quan trọng của Kinh Châu đối Ngụy – Thục – Ngô
Nhà Ngụy
Sau khi Tào tháo nắm được vua Hán, độc bá trung nguyên thì Quách Gia cũng Khuyên Tào Tháo nên chiếm trước lấy Kinh Châu để làm bàn đạp trong chiến dịch Nam chinh. Vào năm 208 khi còn nhiều thế lực quân phiệt khác như Lưu Chương, Trương Lỗ, Mã Siêu… Thì Tào Tháo cũng đã để ý tầm quan trọng của Kinh Châu nên ông đã lấy nơi đây làm mục tiêu đầu tiên để tranh giành.
Nhà Thục
Ngay từ khi rời khỏi lều tranh thì Gia Cát Lượng cũng đã nêu ra chiến lược Long Trung đối sách để có được thiên Hạ. Trong đó thì ưu tiên hàng đầu là phải lấy được Kinh Châu, Ích châu, hòa hảo Tôn Quyền rồi từ đó mới ra Bắc tiến đánh Tào Tháo. Chính vì lẽ đó, Lưu Bị cũng lấy Kinh Châu làm mục tiêu hàng đầu để có thể tiến vào Trung Nguyên.
Nhà Ngô
Ở Giang Đông thì cũng có nhiều mưu sĩ đề ra chiến lược giúp cho nhà họ Tôn có được Kinh Châu. Theo Lỗ túc thì nên dùng Giang Đông làm tiền đề để diệt trừ Hoàng Tổ ở Giang Hạ sau đó tiến đánh Lưu Biểu rồi giành lấy toàn bộ lưu vực sông Trường Giang từ đó xưng đế. Lỗ Túc cũng thuyết phục Tôn Quyền phải có được Kinh Châu và Dương Châu rồi sau đó chiếm toàn bộ lưu vực sông Trường Giang.
Bản đồ kinh châu thời Tam Quốc trong Tam Quốc diễn nghĩa
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa thì các tình tiết về Kinh Châu có hướng lý lẽ về bên Thục. Ngoài ra trong tác phẩm thì Giang Lăng – thủ huyện của Nam Quận là thành Nam Quận còn thành Công An thuộc huyện Sàn Lăng quận Vũ Lăng là thành Kinh Châu. La Quán trung đã hư cấu việc Lưu Bị chiếm được cả Giang Lăng và Tương Dương vì thế Lỗ Túc theo lệnh Tôn Quyền và Chu Du đi “đòi Kinh châu” về.
Lưu Bị và Gia Cát Lượng trả ơn công lao hy sinh của người Giang Đông bằng cách chấp nhận ký giấy “mượn Kinh châu”. Tuy nhiên thực tế là Lưu Bị và Gia Cát Lượng phải thỉnh cầu Tôn Quyền để có được Giang Lăng, ngoài ra phải đánh đổi lấy nửa quận Giang Hạ của Lưu Kỳ.
Việc Tôn Quyền bắt giam gia quyến của Gia Cát Cẩn (anh của Gia Cát Lượng) nhằm gây sức ép bắt Lưu Bị trả lại 3 quận Trường Sa, Linh Lăng và Quế Dương. Do Lưu Bị là người nhân đức nên đồng ý giao cho Tôn Quyền. Đây là chi tiết sai sự thật. Ngoài ra thì vào năm 219, Quan Vũ bắc phạt chiếm được Tương Dương lần thứ hai cũng hư cấu. Thực tế là Quan Vũ bị Từ Hoảng đánh bại. Sau đó bị Lã Mông Đánh Úp rồi sau đó phải chạy ra Mạch Thành.
Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về bản đồ kinh châu thời Tam Quốc. Từ đó biết được vai trò cực kỳ quan trọng về mặt quân sự của vùng đất này. Đó chính là lý do hầu hết những trận chiến lớn, quyết định đến các số phận các quốc gia của Tam Quốc đều diễn ra ở Kinh Châu.