Trong cuộc sống bận rộn ngày nay thì thiền đang đóng vai trò ngày càng quan trọng. Thiền không chỉ có tác dụng cải thiện sức khỏe mà còn nâng cao tinh thần. Tuy nhiên bạn có biết về Thiền Chánh Niệm chưa. Thiền và Thiền Chánh Niệm giống nhau hay khác nhau. Cùng Trungkhithe tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
Thiền là gì?
Đầu tiên, ta cần nắm được rõ thiền là gì? Thiền hiểu đơn giản là một trạng thái của con người khi tâm trí tập trung, không có bất cứ ý niệm nào trong đầu. Từ đó tạo sự bình an và tĩnh lặng trong tâm hồn. Thiền không chỉ là ngồi rồi tập trung hít thở, thư giãn mà đó còn là mở rộng tâm hồn, trái tim, nhận thức. Thiền giúp loại bỏ các ý nghĩ lộn xộn trong đầu từ đó xóa bỏ lo âu. Hiện tại, Thiền được chia ra làm 7 loại đó là
– Thiền chánh niệm
– Thiền từ tâm
– Thiền quét cơ thể (thư giãn tiến bộ)
– Thiền nhận thức hơi thở
– Kundalini (kết hợp hít thở sâu và thần chú)
– Thiền siêu việt
– Thiền tập trung.
Chánh niệm là gì?
Chánh niệm hay chính niệm. Đây là một trong tám chi của bát chánh đạo. Chánh niệm là sự tỉnh giác, tất cả những gì về nhân thức. Trong thiền tập thì chánh niệm chính là trái tim. Chánh niệm có thể được thực hành ở bất cứ đâu. Kể cả khi đang làm việc hoặc trong lúc ngồi thiền. Theo nghiên cứu thì con người dành 46,9% thời gian lúc dậy để suy nghĩ về điều khác hơn là những điều mình đang làm. Đây là một điều rất lãng phí do dùng nhiều thời gian vào quá khứ thể hiện sự hối tiếc và cho tương lai thể hiện sự lo lắng. Chính điều này sẽ làm cho ta không cảm thấy hài lòng trong cuộc sống. Và chánh niệm sẽ giúp ta khắc phục điều đó.
Thiền chánh niệm là gì?
Thiền chánh niệm chính phương pháp tập trung hết tâm trí vào các cảm xúc, sỹ nghĩ và cảm giác vào thời điểm hiện tại. Cố gắng bỏ qua những suy nghĩ tạp nham không mong muốn. Thiền chánh niệm là một bài tập rèn luyện tinh thần, nhanh chóng loại bỏ những cảm xúc tiêu cực. Từ đó giúp tự soi xét bản thân để từ đó có mục đích sống hơn.
Thiền Chánh Niệm có tác dụng gì?
Thiền chánh niệm chính là kiểm soát ý thức của mình từ đó tăng thêm sức mạnh của tâm trí, nâng cao sức khỏe. Do đó Thiền Chánh Niệm có tác dụng như: Giúp ngủ ngon và sâu hơn, Hỗ trợ giảm cân, Giảm căng thẳng, Stress, Giúp xóa bỏ cảm giác cô đơn, nâng cao khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ, giảm bớt các cơn đau đầu, hạn chế trầm cảm…
Hướng dẫn chi tiết cách ngồi Thiền Chánh Niệm đúng
Không như nhiều người nghĩ thì Thiền Chánh Niệm rất dễ làm, bạn có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu mà mình cảm thấy thỏa mái.
Lựa chọn địa điểm ngồi thiền
Thiền Chánh Niệm không có quy định quá khắt khe về nơi tập luyện. Do đó bạn có thể tập luyện ở bất cứ chỗ nào, miễn là nơi đó yên tĩnh như là: phòng ngủ, ngoài trời, công viên… Nếu bạn là người mới tập thì nên chú ý tìm những nơi càng ít người qua lại để tránh phân tán tư tưởng.
Tư thế thiền chánh niệm
Để tập Thiền Chánh Niệm không bắt buộc ta phải ngồi. Ta có thể nằm, đứng, đi bộ… Tuy nhiên ta nên sử dụng tư thế ngồi để có thể dễ dàng thiền nhất. Khi ngồi thì nên chọn vị trí vững chắc, thỏa mái. Nếu ngồi trên đệm thì bắt chéo chân còn ngồi trên ghế thì để chân chạm đất. Khi luyện cố gắng giữ lưng thẳng nhất có thể do nếu hướng về phía trước sẽ bị gù còn ngả về phía sau thì cơ thể bị cứng. Tay đặt song song với thân. Bàn tay có thể để lên chân. Mắt có thể nhắm hoặc để mở.
Bắt đầu thiền
Khi ngồi thiền, ta cần để cơ mình thư giãn, chỉ tập trung vào hơi thở hoặc các giác quan trong cơ thể. Sau khi đã tịnh tâm, không còn suy nghĩ tạp nham thì ta cố gắng cảm nhận những từng hơi thở của mình. Mỗi lần hít vào thở ra thì chú ý thở từng hơi dài và sâu. Ta không nên quá cố gắng chặn dòng suy nghĩ linh tinh của bản thân. Cứ để tự nhiên rồi để tâm trí dần dần trở về với hơi thở. Khi bắt đầu tập thì ta nên để khoảng thời gian từ 3 cho đến 5 phút. Khi đã quen dần thì có thể nâng dần thời gian lên là được.
>> Xem thêm:
Tỳ kheo là gì? Ý nghĩa và những giới luật tỳ kheo cần phải biết
Xá lợi phật là gì? Xá lợi phật có thật hay không ?
Thời gian ngồi Thiền Chánh Niệm
Tùy vào từng người sẽ có thời gian ngồi Thiền Chánh Niệm khác nhau. Với người mới thì ta nên tập khoảng 3 đến 5 phút để làm quen. Sau đó nâng dần lên 10 phút, 20 phút… Thời điểm tốt nhất là nên tập vào buổi sáng để có thể bắt đầu một ngày mới với tâm trạng thỏa mái nhất.
Những cách Thiền Chánh Niệm khác
Như đã nói ở trên thì Thiền Chánh Niệm không chỉ có mỗi tư thế ngồi mà còn có rất nhiều cách khác nhau. Nếu bạn là người bận rộn, không có thời gian thì có thể tham khảo những cách sau:
Đánh răng
Đánh răng là hoạt động sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà ai cũng phải làm. Ta có thể nhân cơ hội đánh răng để thực hành thiền chánh niệm. Để thực hiện thì rất đơn giản. Ta chỉ cần cảm nhận vị kem đánh răng, những chiếc lông của bàn chải và sự di chuyển của tay đưa bàn chải tới các kẽ răng.
Ăn
Đây là phương pháp cực kỳ hữu ích nếu bạn đang muốn giảm cân bằng Thiền Chánh Niệm. Thực hiện cách này rất đơn giản. Ta chỉ cần ăn chậm lại và thưởng thức từng hương vị của mỗi món ăn. Ví dụ như khi ăn một trái đào thì đầu tiên bạn dùng mắt quan sát qua hình dáng của trái đào. Sau đó cảm nhận bằng tay về cấu trúc, lớp vỏ của nó. Tiếp đến dùng mũi để ngửi được hương thơm của đào. Cuối dùng là dùng miệng để cảm nhận được vị ngon ngọt của trái đào. Bạn nên nhai chậm để thưởng thức được trọn vị đào.
Nấu ăn
Nấu ăn cũng là khoảng thời gian khá tốt để bạn thực hiện thiền chánh niệm do đây là khoảng thời gian ít bị làm phiền. Để thực hiện trong lúc nấu ăn thì bạn chỉ cần tập trung lắng nghe các âm thanh, cảm nhận sự tươi rói của các nguyên liệu, các mùi hương của thức ăn…
Qua bài viết này chắc bạn cũng đã hiểu rõ Thiền Chánh Niệm là gì và tác dụng to lớn của Thiền Chánh Niệm với sức khỏe con người. Khác với các cách thiền khác thì Thiền Chánh Niệm rất dễ thực hiện. Bạn có thể thực hiện dù cho công việc bận rộn đến thế nào chăng nữa. Do đó bạn hãy cố gắng luyện tập Thiền Chánh Niệm từ sớm. Chắc chắn sẽ đem lại cho bạn hiệu quả không ngờ đó.