Quỷ Môn Quan là địa điểm rất nổi tiếng ở nước ta. Nơi đây chính là nhân chứng lịch sử của quá trình chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của ông cha ta. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ nơi này. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu Quỷ Môn Quan nằm ở đâu? và có mấy Quỷ Môn Quan nhé.
Contents
Quỷ Môn Quan nằm ở đâu?
Quỷ Môn Quan nằm hay có tên khác là Ải Chi Lăng. Đây là một địa phận nằm ở tỉnh Lạng Sơn nước ta. Ải Chi Lăng là một thung lũng rất hẹp ở giữa hai dãy núi. Phía Đông của Quỷ Môn Quan là dãy núi đất Bảo Đài – Thái Họa còn phía Tây là núi Kai Kinh với vách đá dựng đứng. Chảy dọc theo thung lũng là sông Thương. Xung quanh ải là nhiều ngọn núi thấp như là: núi Phượng Hoàng, núi Hàm Quỷ, núi Mã Yên, núi Kỳ Lân. Hai đầu của thung lũng được đóng lại bởi 2 vòng cung núi đất phía Đông và núi đá phía Tây. Lũy Hàm Quỷ phía Bắc và núi Ngõ Thề phía Nam tạo thành một vòng khoanh kín trong lòng ải Chi Lăng.
Theo lịch sử thì vào năm 1020, vua Lý Thái Tổ là người đầu tiên làm đường qua ải Chi Lăng. Và con đường đi qua Ải Chi Lăng, nơi có núi Hàm Quỷ được gọi là Quỷ Môn Quan. Trong sách Đại Nam nhất thống chí ghi chép rằng: “Cửa quan Quỷ Môn – ở phía nam châu Ôn (Lạng Sơn), thuộc địa phận xã Chi Lăng. Đường ải nhỏ hẹp, đá núi hiểm cao, phía tây gần khe sâu, nước độc không thể uống, hình thế hiểm ác, có đá như đầu ma đầu quỷ, nên đặt tên như vậy.” Nhờ địa hình hiểm yếu nên Quỷ Môn Quan thường được sử dụng làm địa điểm phòng thủ, chống lại quân xâm lược phương Bắc.
Quỷ Môn Quan – 10 người đi, chỉ một người về
Ải Chi Lăng chính là nơi đã chứng kiến nhiều trận chiến thắng lẫy lừng của nhân dân ta trước sự xâm lược của dân phương Bắc.
Chặn đường quân Tống
Năm 1077, quân Tống đã đưa 30 vạn tiến đánh Đại Việt. Thái úy Lý Thường Kiệt cùng với phò mã Thân Cảnh Phúc đích thân đến Ải Chi Lăng để đánh chặn quân Tống. Nhờ vào địa thế hiểm trở của Ải Chi Lăng mà Lý Thường Kiệt đã đẩy lùi được đội quân tinh nhuệ và đông đảo của nhà Tống, khiến cho quân Tống tổng hao lực lượng và phải đi vòng sang đường khác.
Làm tiêu hao đại quân Mông Cổ
Vào tháng 1/1285, Mông cổ khai mào chiến tranh, tiến đánh Đại Việt lần thứ 2. Đạo quân chia ra làm 3 cánh với cánh thứ nhất do Thoát Hoan chỉ huy tiến đến ải Chi Lăng. Theo sử liệu thì khi quân Mông Cổ đến Quỷ Môn Quan. Hưng Ðạo Ðại vương Trần Quốc Tuấn đã cho mai phục sẵn, bắn tên từ bên trên cùng với đó, hai đạo quân từ núi Hàm Quỷ khóa đuôi, quân từ hang Phượng Hoàng khóa đầu nhằm không cho quân địch trốn chạy. Kỵ binh Đại Việt mai phục 2 bên đánh vào sườn quân Mông Cổ. Làm cho Quân Mông Cổ co cụm ở Bãi Hào. Quân ta sắp đặt sẵn hố bẫy khiến ngựa Mông Cổ không thể hoạt động. Tướng của Mông Cổ là Nghê Nhuận cùng nhiều binh sĩ khác đã tử trận trong trận chiến này.
>> Xem thêm:
Bát Bửu Phật Đài – Chùa Phật Cô Đơn ở đâu? Sự tích về Chùa Phật Cô Đơn
Belarus là nước nào? Belarus và Nga có quan hệ gì?
Đánh bại quân Minh
Năm 1427, trước viễn cảnh quân Minh bị vây chặt trong các thành trì, nhà Minh điều động thêm 15 vạn viện binh đến do Tổng binh Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Cuối năm 1427, Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân tiến công vào ải Chi Lăng. Quân ta dưới sự lãnh đạo của Trần Lựu vừa đánh vừa lùi khiến cho Quân Minh chủ quan. Mặc dù các tướng nhà Minh như Sử An, Lý Khánh, Trần Dung can ngăn Liễu Thăng không nên quá vội tiến vào vì ải Chi Lăng có địa hình rất hiểm trở.
Tuy nhiên Liễu Thăng bỏ qua, dẫn quân kỵ tiên phong đuổi theo đến chân núi Mã Yên thì cầu hỏng khiến kỵ binh quân Minh không tiến được. Lúc này quân Lam Sơn mai phục xông ra, Trần Lựu cũng điều quân trở lại tiến đánh khiến Liễu Thăng bỏ mạng ở sườn núi Mã Yên.
Quét sạch quân Thanh
Quỷ môn quan cũng là địa điểm chứng kiến chiến thắng của quân đội thời vua Quang Trung giành chiến thắng trước tướng giặc nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị.
Có mấy “Quỷ Môn Quan”
Ngoài Quỷ Môn Quan ở Lạng Sơn ở Việt Nam cũng có một nơi có tên gọi là Quỷ Môn Quan. Quỷ Môn Quan này ở huyện Bắc Lưu (cách huyện 30 dặm) có hai tảng đá đối diện nhau. Nay thuộc châu Tân Yên tỉnh Quảng Ninh. Theo ghi chép thì vào đời Tấn, ai sang Giao Chỉ đều phải đi nơi này. Do phía nam của Quỷ Môn Quan này có lam chướng rất ghê sợ nên mới có câu ngạn ngữ là “Quỷ Môn Quan! Quỷ Môn Quan! Thập nhân khứ, cửu bất hoàn” (Quỷ môn Quan! Quỷ Môn Quan! Mười người đi, chín người không về). Sau này có người làm thơ viết “Quỷ Môn Quan! Quỷ Môn Quan! Mười người đi, một người về” (Nhất nhân hoàn).
Quỷ Môn Quan trong thi ca
Do Quỷ Môn Quan đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến của ông cha ta trước giặc phương bắc nên đã có nhiều doanh nhân nước ta đưa địa điểm này vào trong tác phẩm của mình. Trong đó nổi tiếng nhất là bài thơ
Quỷ Môn quan (鬼門關) của đại thi hào Nguyễn Du.
Liên phong cao sáp nhập thanh vân,
Nam bắc quan đầu tựu thử phân.
Như thử hữu danh sinh tử địa,
Khả liên vô số khứ lai nhân.
Tắc đồ tùng mãng tàng xà hổ,
Bố dã yên lam tụ quỷ thần.
Chung cổ hàn phong xuy bạch cốt,
Kỳ công hà thủ Hán tướng quân.
Bản Dịch
Núi liên tiếp, cao vút tận mây xanh.
Nam bắc chia ranh giới ở chỗ này
Là nơi nổi tiếng nguy hiểm đến tính mạng.
Thương thay, bao nhiêu ngươì vẫn phải đi về qua đây.
Bụi gai lấp đường, mãng xà, hổ tha hồ ẩn nấp.
Khí độc đầy đồng, quỷ thần mặc sức tụ họp.
Từ thuở xa xưa, gió lạnh đã thổi bao đống xương trắng.
Chiến công của tướng nhà Hán có gì đáng khen!
Qua bài viết này chắc bạn cũng đã biết rõ Quỷ Môn Quan nằm ở đâu? Ngoài ra cũng biết thêm điều thú vị về Quỷ Môn Quan. Quỷ Môn Quan là nơi lưu giữ những ký ức hào hùng của dân tộc ta. Do đó bạn hãy biết ơn ông ta ta có công bảo vệ đất nước để từ đó biết quý trọng hòa bình của đất nước hơn nhé.