Bắt cô trói cột là loài chim rất phổ biến ở đất nước ta. Tuy nhiên, bạn có thực sự hiểu rõ về sự tích của chim Bắt cô trói cột và cách chế biến món Bắt cô trói cột ngon nhất không. Cùng Trungkhithe tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bắt cô trói cột là chim gì
Chim Bắt cô trói cột có tên khoa học là Cuculus micropterus. Đây là loài chim thuộc họ Cu cu. Loài này sống chủ yếu ở phía nam châu Á và phía bắc của Liên bang Nga. Loài chim này thường sống trong rừng, ở độ cao trên 3.600 m. Loài chim này có kích cỡ trung bình.
Nửa thân dưới có nhiều vạch trắng đen còn nửa trên có màu trắng. Chim non thì có miệng màu đỏ cam, viền vàng. Tiếng hót của loài chim này rất đặc biệt khi ta có thể nghe thành nhiều câu khác nhau như là: khó khăn khắc phục, khó khăn khắc phục, Bắc quang Bắc mục, chín cô bốn chục, vua quan trói cột, năm trâu sáu cọc, trói cô vào cột…
Sự tích chim năm trâu sáu cột và chim bắt cô trói cột
Ngày xửa ngày xưa, có một bác lực điền rất thật thà tên là Ba. Do bác không có ruộng nên bác phải mượn năm sào ruộng của phú ông ở làng bên cạnh. Phú ông này là người giàu nhất vùng, ruộng đất trâu bò nhiều không đếm xuể. Biết bác là người có tính thật thà chăm chỉ, lúc nào nộp thóc cũng đầy đủ do đó phú ông có lòng giao trâu cho bác nuôi hộ. Nhờ công của bác Ba mà đàn trâu đã sinh thêm được cộng là năm con trâu.
Đột nhiên đến một ngày phú ông mất. Do phú ông không có con trái nên toàn bộ tài sản đều rơi vào tay cô con gái. Nhiều tài sản không có giấy tờ gì cả trong đó có đàn trâu được giao cho bác Ba quản lý. Vốn là người có tính gian manh, keo kiệt nên cô con gái không bao giờ muốn để mất bất kỳ thứ gì kể cả cả các đồ nhỏ bé nhất.
Cô ta đến nhà bác Ba đúng lúc bác chưa chăn trâu về. Cô chỉ biết bác có nuôi trâu nhưng không biết được là số lượng gồm bao nhiêu con. Chỉ trừ phú ông ra thì không một ai biết được con số cụ thể. Những người làm trong nhà chỉ nhớ loáng thoáng rằng cả mẹ cả con thì tầm năm đến sáu con trâu.
Do ở đây người ta không làm chuồng cho trâu bò mà thay vào đó là đóng các cột vào góc sân. Mỗi tối khi chăn trâu về thì chỉ cần buộc mỗi con vào cọc là được. Do thế khi cô gái đếm được sáu cái cọc là nhận định ngay rằng bác Ba đang có 6 con trâu. Tuy nhiên cô không biết được hôm trước có một cột bị gãy nên bác Ba phải đóng một cột mới mà chưa kịp nhổ cột cũ đi. Do đó khi thấy Bác Ba đánh trâu về mà trong đàn chỉ có năm con. Cô liền nghĩ rằng “Quái thật! Sao chỉ có năm. Có lẽ vì không có giấy tờ, nên nghe tin cha chết lão này đã bán trộm một con”.
Do đó cô con gái liền nói lớn: “Này bác Ba. Còn một con nữa đâu?”.
Bác Ba ngạc nhiên đáp lại: “Còn trâu nào nữa, tôi nuôi của cụ cả thảy chỉ có năm con”.
Tuy nhiên Cô gái vẫn lý sự tiếp: “Năm trâu sao lại sáu cột. Có lẽ bác đánh lạc mất một con trong rừng chứ gì?”
Bác Ba liền giải thích rằng có một cái cột đã bị gãy và. Tuy nhiên cô con gái hoàn toàn không nghe đến lời biện minh của bác mà dửng dưng nói rằng: “Thôi bác chịu khó đi tìm cho tôi đi. Năm trâu sao lại có sáu cột?”
Tiếp đến cô con gái cứ lẩm bẩm mấy tiếng “năm trâu sáu cột” làm một người vốn dĩ hiền lành như Bác Ba cũng phải nổi xung lên mà nói: “Chỉ có bắt cô trói vào cột này thì họa chăng mới thành sáu được!”
Cô gái phú ông nghe vậy thì lập tức nhảy lên xỉa xói bác Ba. Bác Ba rất tức giận và bỏ đi vào rừng. Tuy nhiên cô con gái vẫn tiếp theo chân bác. Và sau đó hai câu “năm trâu sáu cột” và “bắt cô trói cột” trở thành lời đối đáp của hai bên.
Về sau, cả bác ba và cô con gái phú Hộ đều hóa thành chim. Hai giống chim này xuất hiện ở vùng rừng núi Thái-nguyên, Bắc-cạn cũng là nơi xảy ra câu chuyện. Hai con chim kiếm ăn từ nhá nhem cho đến mờ sáng. Một con đàng này núi, một con đàng kia núi, một con kêu: “Năm trâu sáu cột “ còn con kia đáp lại con đáp: “Bắt cô trói cột”. Chính vì tiếng kêu đó mà người xưa đã lấy tiếng kêu làm tên cho chúng.
Xem thêm:
Tổng hợp các cách gọi mèo về cực hay mà không phải ai cũng biết
Sao La là con gì? Những điều bí ẩn về linh vật SEA Games 31
Cá mập đầu búa là cá gì? Bao nhiêu tiền, nấu món gì ngon
Món ăn Bắt cô trói cột
Ở nước ta cũng có một món ăn tên là Bắt cô trói cột. Tuy nhiên món này không phải làm từ chim bắt cô trói cột mà món này được làm từ mít non sau đó luộc lên. Đây là món ăn quen thuộc của người dân nghèo xứ Quảng. Món này thường xuất hiện trong những ngày giáp hạt, đói kém. Được dùng để thay cơm. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại thì món này dần trở thành đặc sản. Do đó dân xứ Quảng mới có câu ca rằng: “Ai lên nhắn với nậu nguồn / Mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên…”.
Mít non luộc có thể ăn cùng với mắm cái, mắm ruốc hoặc làm gỏi mít. Ta cũng có thể làm thành món mít trộn kết hợp với bánh tráng. Tuy nhiên ngon nhất vẫn là mít non chấm với nước mắm pha ớt, tỏi, chanh. Món này được người thôn quê thường ví như là “thịt heo xắt phay” do khi nhìn xa thì đĩa mít non luộc không khác gì một đĩa thịt luộc.
Để làm món này, ta nên chọn những trái mít non vừa, đều đặn, không u nần, sâu bệnh để trái mít ít xơ từ đó ăn ngọt và bùi hơn. Gọt vỏ mít rồi cắt dọc thành từng miếng nhỏ, dày khoảng 5cm. Sau đó đem rửa sạch mủ mít, bỏ lõi mít rồi cho vào nồi nước sôi để luộc. Khi đũa dễ dàng xuyên qua miếng mít luộc là có nghĩa mít đã chín. Sau đó vớt ra để nguội.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về loài chim Bắt cô trói cột. Đây là loài chim rất phổ biến ở các vùng thôn quê với các tiếng kêu rất đặc trưng ở các vùng núi.