Các nguyên nhân gây tụt huyết áp? Khi tụt huyết áp nên làm gì? Và các cách để phòng tránh? Đây là những thông tin về sức khỏe cần thiết mà mọi người nên biết. Cùng nhau tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Contents
Nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp
Có rất nhiều nguyên nhẫn dẫn đến việc tụt huyết áp, có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến gây tụt huyết áp:
– Số người huyết áp thấp do bẩm sinh chiếm 7%, thường gầy yếu
– Cơ thể thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết
– Nằm trên giường quá lâu
– Do tác dụng phụ của một số thuốc như kháng sinh, nitroglycerin
– Do bị stress, suy nhược cơ thể, trầm cảm
– Vấn đề liên quan đến tim
– Giảm một lượng máu trong cơ thể
Nếu như huyết áp hạ thấp hơn so với bình thường thì sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, choáng váng, mệt mỏi, mất tập trung…Trong trường hợp nặng hơn có thể bị ngất xỉu, mất ý thức. Tụt huyết áp rất nguy hiểm, làm cho lượng máu cung cấp oxy cho não ra các cơ quan khác không thể nhấn được, gây thiếu máu lên não.
Khi tụt huyết áp nên làm gì?
Nhanh chóng sơ cứu ban đầu
Hãy cho người bệnh uống khoảng 480ml nước vì nước làm điều tiết huyết áp. Có thể thay thế bằng trà gừng, nước chè đặc, bột tam thất hoặc nước nho…
Sử dụng thuốc huyết áp
Nếu bị bệnh huyết áp thì thuốc huyết áp lúc nào cũng phải mang bên người như heptamyl, ..để uống những lúc cần. Ngoài ra có thể bỏ socola vào túi mang theo người vì trong socola có chứa nhiều chất flavonoid giúp bảo vệ thành mạch máu.
Xem thêm:
Nên mua máy đo huyết áp loại nào tốt nhất hiện nay?
Ăn ổi có nóng không? Ngoài ổi ra thì ăn quả nào bị nóng
Xoa bóp và bấm huyệt
– Day huyệt phong trì: Nằm ở đốt xương giữa phần lõm nơi mà gân cổ nổi lên. Dùng ngón tay cái đặt lên huyệt phong trì, 4 ngón còn lại ôm đầu vừa ấn vừa day tầm 10 lần.
– Vuốt trán: Lấy hai ngón tay vuốt ở giữa trán sang hai bên đến huyệt thái dương. Thực hiện động tác khoảng 30 lần
Về tư thế chuẩn
Khi có dấu hiệu tụt huyết áp, nên đưa người bệnh đến nơi thoáng mát hoặc nằm trên giường . Với tư thế đầu hơi thấp và nâng hai chân người bệnh lên một chút.
Phòng tránh tụt huyết áp như thế nào?
Huyết áp thấp có thể không cần đến thuộc hoặc sự can thiệp của y tế. Một số biện pháp dưới đây có thể tăng huyết áp hiệu quả tại nhà.
– Day huyệt thái dương: hãy dùng hai ngón tay day nhẹ vào huyệt thái dương nếu thấy dấu hiệu của tụt huyết áp. Đặt đầu ngón tay vào đúng huyệt và day với mức độ mạnh dần. Thực hiện khoảng 20 đến 50 lần.
Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Chia khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ từ 3-4 bữa trong một ngày, có thể cải thiện tình trạng huyết áp bị giảm.
Ăn nhiều muối hơn
Ăn ít muối không tốt cho người bị tụt huyết áp. Bạn nên thường xuyên ăn các món ăn có nhiều muối một chút giúp tăng huyết áp.
Đưa đến cơ sở ý tế gần nhất
Nếu như sử dụng các cách trên mà không thấy hiệu quả thì nên đưa người bệnh đến cơ sở ý tế gần nhất để khám chữa kịp thời.
Bổ sung nhiều nước cho cơ thể
Thể tích máu tăng lên nếu như uống nhiều nước, điều đó giảm bớt nguy cơ bị huyết áp thấp. Uống nhiều nước còn giúp cơ thể tránh được tình trạng mất nước.
Hạn chế thay đổi trạng thái đột ngột
Khi bị tụt huyết áp thì không nên đứng lên hoặc ngồi xuống đột ngột có thể bị ngất. Khi tư thế bị thay đổi đột ngột, tim không thể bơm máu kịp để điều chỉnh lượng máu không đủ tới các cơ quan.
Ngồi ở tư thế vắt chéo chân
Ngồi chéo chân được chứng minh là có khả năng làm tăng huyết áp. Với những người bị tụt huyết áp , thì cách đơn giản nhất để tăng huyết áp là ngồi vắt chéo chân.
Đi khám bác sĩ
Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ. Nếu sau khi uống thuốc xuất hiện nhiều cá triệu chứng của tụt huyết áp thì nên đến gặp bác sĩ để được khám chữa.
Mang tất ép y khoa
Tất ép khoa giúp giảm lượng máu đi xuống chân và vận chuyển đến nơi khác đặc biệt phần trên. Còn giúp tình trạng đau do giãn tĩnh mạch được cải thiện.
Hạn chế các loại uống có cồn
Những loại đồ uống có cồn nên hạn chế uống. Đặc biệt là rượu càng làm huyết áp giảm thấp hơn.
Tất cả những thông tin về khi tụt huyết áp nên làm gì đã được tổng hợp và chia sẻ ở bài viết trên. Mong có thể giúp được mọi người phần nào trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình.