Trâu là loài vật nuôi rất quen thuộc ở đất nước ta. Trâu cũng là con vật biểu trưng cho nền văn hóa lúa nước từ hàng ngàn năm nay. Tuy vậy bạn đã thực sự biết rõ tuổi thọ của trâu là bao nhiêu không? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
Trâu là con gì? Phân loại trâu
Đầu tiên ta cần biết trâu là một loài động vật thuộc họ Trâu bò (Bovidae). Trâu thuộc loài động vật có vú, có sừng, móng đặc và có bao tử đặc trưng của những loài ăn cỏ nhai lại. Trâu được thuần hóa từ cách đây 4000 năm trước ở Irắc và Ấn Độ. Hiện tại, trâu được phân ra làm hai loại là trâu rừng trâu rừng châu Phi (Cape buffalo) và trâu châu Á (trâu nước). Đây là hai giống loài riêng biệt thuộc chi Syncerus (trâu châu Phi) và Bubalus (trâu châu Á). Trung bình thì một con trâu trưởng thành có cân nặng khoảng 250 đến 500 kg. Còn trâu rừng hoang dã lớn hơn nhiều với con cái nặng khoảng 800kg còn con đực nặng lên tới 1,2 tấn và cao khoảng 1,8 m.
Với trâu ở châu Á thì nhiều nhà khoa học vẫn chưa nhất trí được về cách sắp xếp phân loài trâu. Có giả thuyết thì cho là trâu chỉ có một loài Bubalus bubalis gồm có ba phân loài là trâu sông (B. bubalis bubalis) ở Nam Á, trâu đầm (B. bubalis carabanesis) ở Đông Nam Á, và trâu rừng Á châu (B. bubalis arnee). Có giả thuyết khác thì cho rằng cả cả ba loài đều riêng biệt mặc dù chúng có một số điểm giống nhau.Trong khi trâu đầm có 48 nhiễm sắc thể thì đối với trâu nước lại có 50 nhiễm sắc thể. Do đó hai loài này khó lai giống với nhau. Trâu rừng châu Á là loại thú có cặp sừng dài nhất trong số các loài có sừng.
Trâu sống ở đâu
Trâu phân bố chủ yếu ở châu Á. Theo thống kê thì có đến 95% số trâu sống tại đây. Trong đó hơn nửa là sống ở Ấn Độ. Do sữa trâu có lượng mỡ béo cao nhất trong những loại sữa gia súc, ngoài ra thì trâu cũng cung cấp thịt và sức để cày ruộng nên không khó hiểu khi trâu được nuôi nhiều ở Châu Á. Ở Việt Nam thì trâu rừng chủ yếu phân bố ở dọc dãy Trường Sơn, khu vực miền tây Thanh Hóa giáp với Lào.
Tuổi thọ của trâu là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào từng loài cũng như theo tình hình sinh trưởng, điều kiện chăm sóc thì tuổi thọ trâu cũng khác nhau. Với Trâu nuôi dùng để cày ruộng thì có tuổi thọ khoảng 20 năm hoặc hơn nếu được chăm sóc tốt. Với trâu rừng châu phi thì có tuổi thọ cao lơn, nhiều con có thể lên tới 30 năm. Tuy nhiên, với tình trạng săn bắn trái phép tràn lan cùng với việc lai tạo giống bừa bãi thì số lượng trâu rừng tồn tại trong thiên nhiên cũng không còn nhiều. Dẫn đến Trâu rừng thuần chủng trong tương lai có thể biến mất.
>> Xem thêm:
Cá mập đầu búa là cá gì? Bao nhiêu tiền, nấu món gì ngon
Cá nhám là cá gì? cá nhám nấu món gì là ngon nhất
Hình tượng của trâu trong văn hóa
Trong nền văn hóa Á Đông thì hình tượng con trâu phổ biến. Như là trâu đứng thứ ư trong 12 con giáp và đứng đầu trong lục súc gồm: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn. Với vai trò quan trọng trong cày cấy nên trâu cũng là con vật dùng vào việc lễ tế thần thánh để mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Với phương tây thì Trâu cũng góp mặt trong 12 cung hoàng đạo đó là cung Kim Ngưu. Theo thuyết âm dương thì trâu (Sửu) thuộc âm. Theo thiên văn Trung Quốc thì sao Ngưu tú thuộc nhị thập bát tú nằm ở phương Bắc, ứng với hành thuỷ, thuộc về mùa Đông.
Và sao Ngưu, sao Đẩu là những ngôi sao sáng thường được gắn với những người có trí tuệ. Trong đạo Phật cũng có nhiều câu truyện lấy hình ảnh con trâu để răn dạy lẽ sống, triết lý ở đời là tâm ngã như con trâu. Trâu là con vật tượng trưng cho sự tốt lành nếu ai mơ thấy trâu vàng thì ắt là điềm lành. Trong truyện về Ngưu Lang Chức Nữ thì Ngưu Lang là vị thần chăn trâu.
Nhiều nơi ở Trung Quốc có tục trâu xuân tục này làm hình con trâu bằng đất hoặc làm bằng giấy cao 4 thước, dài 8 thước, biểu trưng cho 4 thời trong 8 tiết. Mô hình trâu được rước long trọng kèm nhiều hoạt động vui chơi như ca hát, múa, rước đèn lồng… Đây gọi là xuân ngưu (trâu mùa xuân).
Con trâu trong văn hóa Việt Nam
Chắc hẳn mỗi người dân Việt Nam đều quá quen với hình ảnh “Con trâu đi trước cái cày theo sau” trên các cánh đồng thôn quê. Với người Việt, con trâu là hình ảnh của sự hiền lành, chất phác, chịu thương chịu khó của người nông dân. Các nhà khảo cổ học cũng đã tìm thấy tượng Trâu được làm bằng đất nung ở di chỉ Đồng Đậu cách đây từ hơn ba ngàn năm trước. Ngoài ra, trên mặt trống đồng Bắc Lý (Hiệp Hòa) có chạm khắc hình ảnh hội đâm trâu của người Việt cổ. Tất cả cho thấy con Trâu đã là bạn của người dân Việt Nam từ rất lâu rồi.
Tử thời kỳ Vua Hùng dựng nước cho đến các triều đại sau này, con Trâu là phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nền văn minh lúa nước. Chính vì vậy mà vào Thời nhà Lý, nhà Trần đã đưa ra những luật cụ thể cho hình phạt về tội ăn trộm và giết hại trâu bò. Cấm không không được giết trâu ăn thịt, nếu láng giềng biết mà không tố giác cũng bị trừng phạt. Vào các dịp đầu xuân, vua cũng phải thân chinh làm lễ tế Thần nông và cày ruộng Tịch điền. Trong buổi lễ phải sử dụng đực khỏe mạnh cày ruộng tịch điền. Thế nên người dân ta mới có câu “con trâu là đầu cơ nghiệp” nhằm nói lên vị trí vai trò quan trọng hàng đầu của con trâu đối với nông nghiệp.
Hình ảnh trâu cũng xuất hiện trong nhiều đình, đền chùa như là tượng trâu bằng đá ở chùa Kim Ngưu (Bắc Ninh). Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh tại lan can đá ở thượng điện và tháp Bảo Nghiêm đều có hình trâu chạm nổi. Tấm bia đá chùa Cảnh Phúc (Nam Định) có hình chạm con trâu đang nằm nghỉ. Và còn rất nhiều ở trong các tác phẩm điêu khắc gỗ đình làng thế kỷ XVII, XVIII…
Vào ngày nay, dù Trâu không còn đóng vai trò quá quan trọng trong sản xuất nông nghiệp như xưa nhưng hình ảnh của con trâu vẫn không hề thay đổi. Do đó cùng với cây lúa nước thì trâu vẫn là hình ảnh đại diện cho nền văn minh lúa nước Việt Nam và cả Đông Nam Á. Do đó hình ảnh trâu vàng đã từng là biểu tượng của thể thao Việt Nam và trở thành linh vật của SEA Game 22 năm 2003.
Tuổi thọ của những vật nuôi khác
Bò
Bên cạnh trâu thì loài bò cũng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra bò còn cung cấp sữa, thịt… Tuổi thọ của bò khoảng từ 18-25 năm trong tự nhiên. Nếu trong tình trạng nuôi nhốt thì có thể lên tới 28 năm. Cá biệt, có những con bò sống tới 36 năm.
Gà
Theo nghiên cứu thì tuổi thọ trung bình của gà vào khoảng 14 năm. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp ngoại lệ như là một chú gà mái sống ở Vân Nam, Trung Quốc đã sống được lên tới 22 năm và đẻ hơn 5000 trái trứng trong suốt cuộc đời của mình.
Chó
Chó là bạn thân của con người, tuy vậy chúng không có tuổi thọ bằng trâu, bò. Tùy thuộc theo từng giống loài, tuổi thọ của chó thường trong khoảng 10 đến 18 năm.
Lợn
Lợn là loài có tuổi thọ rất cao. Trung bình một con lợn có tuổi thọ tầm 15 -20 năm. Đặc biệt những con được chăm sóc kỹ và không bị giết thịt thì tuổi thọ của chúng có thể lên tới 35 năm.
Mèo
Tuổi thọ của mèo gần như tương đương với tuổi thọ của chó khoảng từ 2 -16 năm nếu ở trong tự nhiên. Còn trong tình trạng nuôi nhốt thì tuổi thọ có thể cao hơn
Hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức thú vị về người bạn của nhà nông – Con Trâu. Và từ đó giải đáp câu hỏi tuổi thọ của trâu là bao nhiêu? và tuổi thọ của nhiều loài vật quen thuộc khác trong cuộc sống chúng ta.