Tự ái là gì? Mẹo loại bỏ tự ái bên trong chính bạn

Trong mỗi người chúng ta đều có phần tự ái. Tuy nhiên trong cuộc sống, ta thường rất hay gặp những người có có tính tự ái cao và không nhận được cảm tỉnh với mọi người. Vậy thực sự thì tự ái là gì? Và có cách nào để vượt qua sự tự ái. Cùng Trungkhithe tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Contents

Tự ái là gì

Tự ái là một từ Hán Việt trong đó từ “tự” là bản thân và từ “ái” là yêu. Khi ghép lại, ta sẽ có tự ái là tự yêu chính bản thân mình. Do đó tự ái chính là việc đề cao cái tôi quá mức, chỉ biết nghĩ đến bản thân có thể dẫn đến bực tức, cáu gắt. Thậm chí có nhiều hành động hờn dỗi, tiêu cực với người nào mà cảm thấy coi thường, đánh giá thấp mình.

Tự ái là gì
Tự ái là gì

Thường thì những người có tính tự ái rất thích biến những chuyện nhỏ thành chuyện to, chuyện đơn giản thành chuyện phức tạp. Họ luôn phức tạp suy nghĩ của mình theo chiều hướng tiêu cực và rất cố chấp, luôn cho mình là đúng trong mọi việc.

Lý giải tự ái dưới góc nhìn của khoa học

Tự ái trong tiếng Anh là narcissism. Theo giới khoa học thì tự ái là hội chứng rối loạn nhân cách. Hội chứng này xuất hiện ở những người chỉ quan tâm tới bản thân và tầm quan trọng của mình với xã hội. Những người tự ái thường rất khó kết nối với xã hội. Do họ thường giận dỗi, luôn muốn thao túng mọi người để khiến người khác thực hiện theo lợi ích của họ. Những người tự ái luôn khao khát nhận được sự công nhận, ngưỡng mộ và sự chú ý đến từ mọi người.

Tính tự ái có biểu hiện gì

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự tự ái. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu thì lứa tuổi thanh thiếu niên và mới trưởng thành là thời điểm khởi phát sự tự ái cao nhất. Ta có thể dễ dàng nhận biết người khác có tính tự ái hay không qua những dấu hiệu sau đây:

Cố chấp, không chịu rút kinh nghiệm, nhận sai

Chính vì những người tự ái có cái tôi rất lớn nên họ luôn cố chấp, giữ quan điểm của bản thân và không bao giờ thừa nhận sai lầm của chính mình. Khi đứng trước thất bại thì họ không bao giờ chấp nhận thay vì đó họ cố chấp không nhận sai, không chịu rút kinh nghiệm. Do họ nghĩ rằng nếu mình làm vậy sẽ khiến cho người khác nghĩ mình kém cỏi. Đây là lý do chủ yếu dẫn tới những người có tính tự ái cao thường rất khó thành công trong sự nghiệp.

Khó kiềm chế được cảm xúc

Với những người có tính tự ái thì họ rất kém trong vấn đề kiểm soát cảm xúc. Do họ là những người luôn muốn đặt cái tôi của mình lên trên mọi thứ khác. Do đó họ rất dễ nổi nóng khi bị người khác chỉ trích, phê bình. Việc này có thể dẫn tới các hành động nông nổi cũng như đưa ra các quyết định sai lầm vì bị cảm xúc chi phối. Do những người tự ái thường không suy nghĩ cho người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người đối diện mà chỉ biết suy nghĩ cho bản thân. Chính vì việc khó kiềm chế được cảm xúc mà những người tự ái thường không có các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh mình.

Tìm mọi cách làm bản thân trở thành trung tâm

Người có tính tự ái rất thích biến mình trở thành trung tâm của mọi người trong mọi hoàn cảnh. Họ có thể làm bằng cách nói về các thành tựu của bản thân. Họ nghĩ rằng với việc khoe mẽ này sẽ làm cho mọi người xung quanh nghĩ rằng đó là người mạnh mẽ, có sức ảnh hưởng lớn và rất đáng ngưỡng mộ. Thế giới mà người tự ái sống là một thế giới tưởng tượng, một thế giới giả dối mà họ tự huyễn hoặc mình rằng mình rất thành công, tạo được sự hấp dẫn với người khác. Các mộng tưởng này như là lá chắn giúp bảo vệ họ khỏi sự trống trải và xấu hổ bên trong mình. Chính vì lẽ đó mà những sự việc, ý kiến trái chiều với họ sẽ được hợp lý hóa và bỏ qua nhanh chóng.

Kỹ năng làm việc nhóm yếu

Những người tự ái có điểm chung là rất khó để làm việc nhóm cùng. Do làm việc nhóm là quá trình đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải cùng nhau đoàn kết thì mới đạt được hiệu quả cao trong công việc. Tuy nhiên, nếu không may trong nhóm có người mang tính cách tự ái thì rất dễ xảy ra lục đục, mâu thuẫn không cần thiết. Thậm chí có thể dẫn đến tranh cãi. Do với những người tự ái, họ sẽ cảm thấy rất khó chịu khi bị người khác nói nặng đến mình. Nghiêm trọng hơn, họ có thể tự ý rời nhóm và từ đó ảnh hưởng xấu đến công việc của nhóm.

Người tự ái rất kém trong làm việc nhóm
Người tự ái rất kém trong làm việc nhóm

Có thái độ ích kỷ, vô cảm

Những người tự ái khó có thể xây dựng được các mối quan hệ bền chặt ngoài xã hội. Họ là những người ích kỷ, chỉ biết tới khó khăn và sự nỗ lực của mình mà hoàn toàn không để ý tới sự cố gắng của người khác. Đây là dạng người muốn nhận lại chứ không muốn cho đi. Do đó họ cảm thấy rất khó khăn khi muốn công nhận nỗ lực của người khác.

Tự ái có tác hại gì?

Tính tự ái có tác hại rất lớn với cuộc sống của con người. Một người có tính tự ái cao rất dễ bị cảm xúc chi phối cũng như thiếu các kỹ năng làm việc nhóm. Từ đó làm cho bản thân mình trở thành một người cô độc. Và tất nhiên sẽ đi cùng với đó là hay gặp thất bại trong cuộc sống từ đó cuộc đời khó có thể được hạnh phúc, bình an.

Xem thêm:

Cá tính là gì? 101 cách xây dựng cá tính độc nhất

Đối nhân xử thế là gì? Bạn có thực sự hiểu đúng?

Lòng biết ơn là gì? Bạn đã thực sự hiểu đúng về lòng biết ơn

Tự ái và tự trọng có giống nhau không?

Có nhiều người nhầm lẫn giữa tự ái và tự trọng là giống nhau. Tuy vậy, nếu phân tích kỹ thì tự ái và tự trọng có nhiều đặc điểm khác nhau rõ rệt đó là:

Khác với tự ái thì tự trọng được coi là một đức tính tốt của con người. Tự trọng là biết coi trọng bản thân mình. Tuy nhiên cũng biết phân biệt đúng sai. Luôn cởi mở tiếp thu những lời nhận xét của mọi người về bản thân, kể cả đó là ý kiến tốt ý kiến xấu. Để từ đó phân tích, đúc rút kinh nghiệm sao cho về sau có các ứng xử phù hợp hơn. Những người có lòng tự trọng luôn biết cách để nâng cao phẩm giá của mình và họ cũng sẵn sàng nhận sai và có ý thức sửa chữa các sai lầm của mình.

Tự ái và tự trọng đều có trong mỗi chúng ta. Tùy vào từng tình cảnh mà nó sẽ thể hiện qua bên ngoài khác nhau. Do đó ta nên biết nhận thức đúng, tự điều chỉnh cảm xúc của mình để tránh lệch lạc tưởng mình đang có lòng tự trọng nhưng thực ra đó lại là tự ái.

Hướng dẫn mẹo vượt qua sự tự ái

Không ai muốn có tự ái xuất hiện bên trong mình. Tuy nhiên nếu bạn gặp phải và muốn vượt qua sự tự ái của bản thân thì không phải là không có cách. Bạn có thể sử dụng những mẹo dưới đây để khắc phục tính tự ái của chính mình.

Khi bị người khác chỉ trích

Chẳng ai muốn mình bị chỉ trích cả, đặc biệt là với những người tự ái. Tuy nhiên bạn phải mạnh dạng đối mặt với các lời chỉ trích đó. Nếu đó là những lời góp ý đúng thì bạn cần phải thật tâm tiếp thu và sửa đổi. Đừng chỉ chọn thay đổi mỗi những điều lớn lao mà hãy thay đổi cả những điều nhỏ nhặt nhất. Không nên sợ hãi trước lời chỉ trích của người khác. Mà thay vào đó hãy cố gắng quyết tâm hơn để thay đổi làm cho người đó nghĩ khác về mình. Ngoài ra thì không nên so sánh mình với người khác để không dính phải mặc cảm.

Hãy đối diện với các lời tiêu cực của mọi người
Hãy đối diện với các lời tiêu cực của mọi người

Luyện tập, rèn luyện đức tính khiêm tốn 

Có một cách khá hay để xóa bỏ tính tự ái là ta có thể nuôi dưỡng các đức tính tốt như là đức tính khiêm tốn. Việc xây dựng đức tính khiêm tốn giúp cho ta khắc phục được nhược điểm lớn nhất của tự ái là hay moi móc, chăm chú vào điểm xấu người khác để nói xấu và chê bai họ. Khi thấy có điều hay thì đừng ngại học hỏi, không nên quá cố chấp trong mọi vấn đề. Để tư tưởng thỏa mái, sống thoáng hơn dần dần, tự ái sẽ được bạn dễ dàng chế ngự

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thể hiểu rõ tự ái là gì? Tính tự ái có tác động tiêu cực trong các mối giao tiếp xã hội. Và trong mỗi người chúng ta đều có tính tự ái do đó mỗi người cần phải nhận thức và chủ động chế ngự nó cũng như không ngừng rèn luyện các đức tính tốt mỗi ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *