Trái tắc là gì? Trái tắc và quả quất có gì khác nhau?

Trái tắc là loại quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Đây là một trong những loại cây được trồng phổ biến nhất trong họ nhà cam chanh. Đây là loại quả không chỉ có mùi vị hấp dẫn, mùi thơm đặc trưng mà còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với những bạn ở miền Bắc thì thấy lạ với trái tắc. Vậy Trái tắc là gì? Trái tắc và quả quất có điểm gì khác nhau? Cùng Trungkhithe tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Contents

Trái tắc là gì?

Trái tắc hay còn gọi là quả quất ở Miền Bắc. Trái tắc có tên khoa học là Fortunella japonica/ Citrus japonica. Tắc thuộc loài cây thường xanh, thuộc chi cam chanh (Citrus). Cây tắc có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản. Trái tắc có kích thước nhỏ, hình cầu, Vỏ có tinh dầu. Tắc có vị chua dịu không gắt như chanh. Trái tắc ban đầu có màu xanh, khi chín thì chuyển sang màu vàng hoặc là màu cam.

Trái tắc và quả quất là một
Trái tắc và quả quất là một

Đặc điểm của cây tắc

Cây tắc thuộc loại thân gỗ, có thể cao lên tới 5m. Lá của cây có tinh dầu. Hoa tắc màu trắng, lưỡng tính và mọc thành trùm ở các kẽ lá hay ngọn cây. Cây tắc sinh trưởng mạnh trong nhiệt độ từ 23 đến 29 độ C. Ta có thể thu hoạch trái tắc 2 lần mỗi tháng trong cả năm. Cây tắc có thể được trồng ở nhiều loại đất khác nhau như là đất thịt, đất pha cát, đất mùn.

Cây tắc là loại cây ưa ẩm do đó nếu thiếu nước sẽ dẫn tới cây bị khô héo, ngừng sinh trưởng. Tuy nhiên cũng không nên trồng ở những nơi ngập úng. Do rễ của cây tắc thuộc loại rễ nấm, hút dinh dưỡng qua nấm cộng sinh nên. Nếu bị ngập nước sẽ dẫn tới đất thiếu oxy và từ đó làm thối rễ.

Hàm lượng dinh dưỡng của trái tắc

Theo nghiên cứu thì trong trái tắc có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người như là: vitamin C, vitamin B1, vitamin PP,beta-caroten, chất xơ, pectin, canxi, sắt, magie, đồng, photpho… Trong phần hạt có Dầu béo, Pectin… Phần vỏ có Tinh dầu thơm, a-pinen, sabinen, b -pinen, limonen, linalol…

Tác dụng của trái tắc với sức khỏe

Bảo vệ dạ dày, hỗ trợ giảm cân

Trái tắc có tới 4% là chất xơ. Mà chất xơ là một chất rất tốt cho dạ dày.  Chất xơ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động của acid. Ngoài ra thì chất xơ còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách trơn tru, không bị táo bón, đầy hơi, nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Ngoài ta thì chất xơ của trái tắc giúp tăng cảm giác no lâu từ đó hạn chế thèm ăn giúp hạn chế cân nặng.

Giúp thư giãn

do trong trái tắc có chứa nhiều tinh dầu. Tinh dầu của tắc có mùi thơm dịu nhẹ. Tinh dầu tắc rất tốt cho sức khỏe khi giúp ta thư giãn đầu óc, giảm stress. Rất hữu hiệu để giải tỏa các phiền muộn trong cuộc sống. Để sử dụng tinh dầu tắc thì ta có thể pha chung chúng với nước muối ấm rồi ngâm tay hoặc ngâm chân.

Chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa

Trong trái tắc có chứa nhiều Vitamin C. Đây là một chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng rất tốt cho hệ miễn dịch. Giúp cơ thể tránh khỏi lây nhiễm của nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Vitamin C còn có tác dụng tạo ra các collagen đây là chất làm tăng sự đàn hồi của da. Vitamin C còn giúp tăng quá trình tái cấu trúc làn da từ đó ngăn ngừa lão hóa của làn da.

Giảm ho, đau họng

Trái Tắc cũng là một trong những dược liệu có tác dụng trị đau họng rất tốt. Trái tắc ngâm đường phèn là bài thuốc cực kỳ hiệu quả mà ông cha ra thường xuyên sử dụng từ xưa. Theo đó tinh dầu trong vỏ tắc có tác dụng làm long đờm, giảm ho.

Tốt cho mắt

Trái tắc chứa nhiều beta-caroten. Đây là chất giúp cho cơ thể tái tạo các sắc tố. Giúp làm chậm thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể cũng nhiều tác nhân khác làm giảm thị lực.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách khắc dưa hấu tết đơn giản từ A đến Z

Chuối tây là chuối gì? Ăn chuối tây có tác dụng gì?

Hạt chia là gì? Hạt chia từ cây gì, có tác dụng ra sao

Trái tắc trong Y học cổ truyền

Trong Đông Y thì Trái tắc cũng là một vị thuốc quý.

– Ruột trái tắc có vị chua ngọt, tính ấm có tác dụng kiện tỳ, long đờm giải rượu…

– Vỏ tắc có vị cay, đắng tính ấm. Có tác dụng giảm ho, kích thích tiêu hóa…

– Lá tắc vị đắng tính hàn, có tác dụng chống nôn mửa, cảm cúm, kích thích tiêu hóa…

– Hạt tắc có tính bình. Tác dụng cầm máu, chống nôn, giảm ho…

Hướng dẫn sử dụng trái tắc

Trái tắc xuất hiện trong rất nhiều món ăn khác nhau. Ta có thể dùng luôn trái tắc hoặc chế biến làm nước chấm. Tắc còn có thể dùng ngâm với đường để làm mứt, siro, trà… Đặc biệt là trong những ngày tết thì cây tắc được rất nhiều gia đình lựa chọn để trang trí trong nhà với mong muốn cuộc sống sang năm mới được sung túc, ấm no.

Cây quất ngày tết
Cây quất ngày tết

Các lưu ý khi sử dụng trái tắc

Vì trong trái tắc có chứa nhiều acid hữu cơ nên ta tránh sử dụng lúc đói để hạn chế kích thích niêm mạc dạ dày. Do đó ta nên sử dụng các sản phẩm tráng miệng từ trái tắc tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 30 phút. Do trái tắc thuộc họ nhà cam chanh nên đối với những người dị ứng với các chất trong họ nhà này thì cũng không nên dùng. Trà tắc và nước tắc rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên với những người bị sỏi thận, loét dạ dày, mất ngủ cũng nên tránh sử dụng.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin thú vị về trái Tắc. Nói chung trái tắc và quả quất là một, chỉ là mỗi vùng miền sẽ có các cách gọi khác nhau. Tắc là loại quả rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng nên chú ý do tắc chứa nhiều acid hữu cơ nên bạn cần chú ý không nên sử dụng quá nhiều để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *