Tôn sư trọng đạo là truyền thống rất quý báu của dân tộc ta. Nước ta là một đất nước hiếu học nên Tôn sư trọng đạo luôn được đề cao và coi trọng. Tuy nhiên bạn có thực sự hiểu rõ Tôn sư trọng đạo là gì không? Cùng Trungkhithe tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
Contents
Tôn sư trọng đạo là gì?
Để hiểu được ý nghĩa của Tôn sư trọng đạo, ta cần phân tích từ Sư ở đây có nghĩa là thầy và từ Đạo có nghĩa là học. Do đó Tôn sư có nghĩa là đề cao vai trò của người thầy trong giáo dục, còn trọng đạo ở đây có nghĩa là coi trọng những lời thầy dạy và thực hiện những đạo lý làm người mà thầy truyền cho. Do đó Tôn sư trọng đạo chính là thể hiện sự tôn kính của học trò đối với người thầy. Đây được coi như là đề cao sự hiếu học và vai trò của giáo viên trong xã hội.
Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo là gì?
Tôn sư trọng đạo chính là đức tính quý giá của những đất nước theo nho giáo như là Việt Nam. Và việc tôn trọng thầy cô còn chính là hành động tốt đẹp làm nổi bật lên phẩm chất của mình. Do trong cuộc sống thì ngoài cha mẹ, người thân của ta ra thì còn có thầy cô là người mang cho ta những kiến thức để giáo dục ta thành người. Cũng chính vì thế mà nước ta cũng đã dành riêng một ngày đó là ngày 20/11 để tri ân những cống hiến của thầy cô.
Tôn sư trọng đạo thể hiện qua các hành động nào?
Tôn sư trọng đạo không ở nơi nào quá xa xôi mà nó hiện diện rất gần chúng ta qua những hành động đơn giản hàng ngày như là:
Học sinh thể hiện lòng kính mến thầy cô giáo
Biểu hiện rõ ràng nhất của Tôn sư trọng đạo chính là sự kính trọng, yêu mến của học sinh với giáo viên của mình. Học sinh có thể biểu hiện qua rất nhiều hành động như là cư xử lễ phép, biết vâng lời thầy cô, chú ý nghe giảng bài. Cho dù ở bất cứ cấp học nào, dù là tiểu học cho đến đại học thì cũng không được quên điều này. Và luôn phải nhớ rằng phải coi trọng thầy cô như là người mẹ, người cha thứ hai của mình.
Xã hội tỏ sự quan tâm, kính trọng với cho giáo viên
Không chỉ là học sinh mà còn cả toàn thể xã hội cũng có những hành động Tôn sư trọng đạo đối với nghề giáo. Xã hộ có nhiều cách để bày tỏ sự quan tâm với đời sống giáo viên như là: hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho những ngôi trường còn nhiều khó khăn, tăng ngân sách giáo dục, tăng lương phụ cấp cho giáo viên… cùng nhiều hoạt động ý nghĩa khác.
Xem thêm:
Đối nhân xử thế là gì? Bạn có thực sự hiểu đúng?
Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng là gì? Nguồn gốc ra sao
Dĩ hòa vi quý là gì? Ý nghĩa thâm sâu chỉ gói trọn vẹn trong 4 chữ
Các cách gìn giữ truyền thống Tôn sư trọng đạo
Trong xã hội hiện đại ngày nay thì truyền thống Tôn sư trọng đạo vẫn còn giữ nguyên. Vào những ngày lễ lớn như là ngày tết (Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy), 8/3, 20/10 và đặc biệt là ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 thì khắp nơi tổ chức các sự kiện tôn vinh nghề giáo. Trong khoảng thời gian này các phụ huynh học sinh thường đến nhà thầy cô để bày tỏ lòng biết ơn của mình với những người lái đò. Ngoài ra thì các phụ huynh cũng nên chú ý việc học hành của con em mình bằng cách thường xuyên giữ mối quan hệ với giáo viên để chất lượng giáo dục được cải thiện hơn.
Các câu ca dao, tục ngữ thành ngữ nói về Tôn sư trọng đạo
- Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi – Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.
- Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy.
- Con ơi ghi nhớ lời này – Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.
- Không thầy đố mày làm nên.
- Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy – Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.
- Trọng thầy mới được làm thầy.
- Tiên học lễ, hậu học văn.
- Con hơn cha là nhà có phúc – Trò hơn thầy là đất nước yên vui.
- Công cha, áo mẹ, chữ thầy – Gắng công mà học có ngày thành danh.
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều – Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Dù bất cứ ở thời đại nào thì truyền thống Tôn sư trọng đạo cũng luôn là nét đẹp tuyệt vời trong văn hóa Việt Nam. Người thầy giáo luôn có chỗ đứng vững chắc trong xã hội và giúp xã hội phát triển. Hy vọng qua bài viết giải đáp Tôn sư trọng đạo là gì? sẽ cho bạn cái nhìn sâu hơn về nghề giáo viên để từ đó tôn trọng và kính yêu thầy cô hơn.