Tích lũy tư bản là gì? Ý nghĩa của tích lũy tư bản

Tích lũy tư bản là khái niệm rất quan trọng trong bộ môn triết học Mác – Lênin. Tuy vậy không phải sinh viên nào cũng nắm rõ được là tích lũy tư bản là gì? Có tác động ra sao. Cùng Trungkhithe tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Contents

Tư bản là gì?

Đầu tiên, ta cần hiểu tư bản chính là chỉ những vật thể có giá trị. Đây là những vật được dùng để đo lường sự giàu có của người chủ sở hữu. Theo kinh tế học cổ điển thì tư bản là các hàng hóa được sử dụng làm yếu tố sản xuất. Do đó tư bản có thể là máy móc, tiền bạc, nhà cử, bản quyền, bí quyết công nghệ…. Nhưng không gồm có người lao động và đất đai. Ta có thể dùng tư bản vốn hoặc tiền để mua tư bản hàng hóa. Ngoài ra thì trong lĩnh vực tài chính thì tư bản là nguồn lực tài chính, dòng tiền hay dòng luân chuyển vốn.

Tích lũy tư bản là gì?
Tích lũy tư bản là gì?

Tư bản gồm có tư bản khả biến và tư bản bất biến. Trong đó Tư bản khả biến là tư bản dùng để mua sức lao động để tạo ra giá trị thặng dư. Còn tư bản bất biến là tư bản dùng mua tư liệu sản xuất và giá trị được bảo toàn rồi chuyển vào trong sản phẩm. Do đó để tạo ra giá trị thặng dư thì không thể thiếu được tư bản bất biến.

Tích lũy tư bản là gì?

Qua đó thì tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần của giá trị thặng dư thành tư bản. Hay nói đơn giản hơn thì đó là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư để mở rộng quy mô, tái sản xuất tư bản. Do giá trị thặng dư mang trong mình yếu tố vật chất tư bản bản nên nó mới có thể thể chuyển hóa được thành tư bản. Vì vậy để mở rộng sản xuất thì nhà tư bản không tiêu dùng hết giá trị kiếm được mà chia làm hai phần trong đó một phần tích trữ trở thành của cải tiêu dùng còn một phần dùng để mở rộng đầu tư sản xuất.

Bản chất của tích lũy tư bản

Do quá trình sản xuất có tính liên tục dưới mọi hình thái xã hội dưới mọi chu kỳ, mọi giai đoạn. Vì xã hội luôn luôn tiêu dùng nên tương ứng sẽ không ngừng sản xuất. Do nên nếu xét theo mối liên hệ và tiến trình không ngừng thì các quá trình sản xuất của xã hội cũng là quá trình tái sản xuất. Vì vậy những điều kiện của tái sản xuất cũng là điều kiện của sản xuất. Do không có xã hội nào mà có khả năng sản xuất không ngừng mà không cần chuyển hóa lại một một phần sản phẩm làm thành tư liệu sản xuất. Vì thế tái sản xuất là quá trình lặp lại với quy mô năm sau lớn hơn năm trước. Và để mở rộng tái sản xuất thì các nhà tư bản cần phải mua thuê thêm công nhân, mua thêm tư liệu sản xuất để từ đó gia tăng giá trị thặng dư.

Chú ý tái sản xuất không phải là hình thái của chủ nghĩa tư bản mà nó là hình thức tiến hành của chủ nghĩa tư bản khi tái sản xuất mở rộng.

Tích lũy tư bản trong kinh tế chính trị Marx-Lenin

Theo đó nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư. Và chỉ có thặng dư lớn mới giúp nhà tư bản nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó tư bản còn tái đầu tư để gia tăng thặng dư và tư bản tích lũy chiếm tỉ lệ khá lớn trong tư bản. Quá trình tính lũy tư bản đã làm cho quyền sở hữu trong kinh tế hàng hóa thành quyền chiếm đoạt của tư bản chủ nghĩa. Do vậy động lực để thúc đẩy tích lũy tư bản chính là quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị thặng dư.

Nhà tư bản được thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh được cho phép. Bọn họ có thể phục vụ các nhu cầu của thị trường hoặc là giải quyết các bộ phận việc làm nhất định. Và giá trị thặng dư là kết quả lợi ích nhận về thông qua các hoạt động. Và các nhà tư bản cũng tạo sự cạnh tranh để thúc đẩy động lực phát triển tích cực trên thị trường.

Các yếu tố gây ảnh hưởng tới tích luỹ tư bản

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn tới tích lũy tư bản như là:

Khả năng bóc lột tạo giá trị thặng dư

Để gia tăng giá trị thặng dư, nhà tư bản không nhất thiết phải tăng nguồn lực nhân công. Mà thay vào đó, họ có thể áp dụng các biện pháp khác như là tăng cường độ lao động, thời gian lao động của các nhân công. Cũng như là tận dụng tối đa công suất máy móc hiện có và bổ sung thêm nguyên liệu tương ứng với năng suất.

Năng suất lao động

Do năng suất lao động khi tăng lên sẽ làm giảm giá thành của tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Vì thế việc nâng cao năng suất lao động sẽ đem đến hệ quả là một phần tích lũy có thể chuyển sang phần tiêu dùng trong khối lượng thặng dư nhất đình. Và tiêu dùng của nhà tư bản không bị giảm đi mà còn có thể cao hơn. Ngoài ra thì lượng giá trị thặng dư nhất định được dùng trong tích lũy sẽ bị chuyển hóa thành tư liệu sản xuất và sức lao động sẽ phải nâng cao hơn.

Nhà tư bản tìm mọi cách bóc lột người lao động để gia tăng năng suất
Nhà tư bản tìm mọi cách bóc lột người lao động để gia tăng năng suất

Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng

Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị các tư liệu của sản xuất lao động. Theo đó thì toàn bộ hiện vật của nó đều đang trong sản xuất. Khác với tư bản sử dụng thì tư bản tiêu dùng là phần giá trị các tư liệu lao động đó nhưng lại được chuyển vào trong sản phẩm theo dạng khấu hao dưới từng chu kỳ. Do vậy sẽ có các chênh lệch giữa tư bản tiêu dùng với tư bản sử dụng. Và sự chênh lệch này là thước đo cho sự tiến bộ của lực lượng sản xuất.

Quy mô tư bản ứng trước

Dựa vào công thức tính quy mô của tư bản ứng trước là M = m’.V. Khi đó nếu trình độ bóc lột không đổi thì ta sẽ có khối lượng tư bản khả biến quyết định giá trị thặng dư. Và trong quy mô của tư bản ứng trước thì nếu bộ phận tư bản khả biến càng lớn ta sẽ có khối lượng giá trị thặng dư bóc lột càng cao và làm cho quá trình tích lũy tư bản tăng lên.

Xem thêm:

Sách self help là gì? Top cuốn sách self help phải đọc cho mọi lứa tuổi

Đối nhân xử thế là gì? Bạn có thực sự hiểu đúng?

Tứ thư ngũ kinh là gì? Tổng hợp trọn bộ Tứ thư ngũ kinh

Các hệ quả của tích lũy tư bản

Karl Marx đã nghiên cứu và rút ra kết luận tích lũy tư bản sẽ các hệ quả sau:

Tăng cấu tạo hữu cơ tư bản

Cấu tạo hữu cơ là cấu tạo giá trị và được quyết định bởi cấu tạo kỹ thuật cũng như là sự phản ánh biến đổi của cấu tạo kỹ thuật. 

Nới rộng khoảng cách thu nhập giữa nhà tư bản với thu nhập người lao động

Do thu nhập của nhà tư bản luôn có được nhiều hơn gấp nhiều lần so với thu nhập của công nhân làm thuê dưới dạng tiền công. Vì vậy thu nhập của tư bản khả biến sẽ có xu hướng giảm so với tư bản bất biến.

Tăng tích tụ, tập trung tư bản

Tích tụ tư bản chính là sự tăng lên về quy mô tư bản cá biệt. Bằng cách thông qua tư bản hóa trị thặng dư cũng như là quá trình này là kết quả trực tiếp của quá trình tích lũy tư bản. Còn tập trung tư bản lại là sự tăng lên gia tăng của quy mô tư bản cá biệt. Hình thức này được thực hiện thông qua sáp nhập các hệ thống tư bản cá biệt với nhau. Vì thế cả tích tụ tư bản lẫn tập trung tư bản đều góp phần tạo ra tiền đề thay đổi làm gia tăng giá trị thặng dư.

Ý nghĩa của nghiên cứu tích lũy tư bản

Để thấu hiểu rõ được bản chất của sự bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản thì ta cần nghiên cứu sâu về tích lũy tư bản. Do nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản chính là tư bản tích lũy và giá trị thặng dư chiếm tỷ trọng lớn trong tư bản. Karl Marx cũng đã nói rằng tư bản ứng trước chỉ là giọt nước của dòng sông tích lũy. Và trong quá trình sản xuất lãi cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn theo cùng. Vì vậy công lao động của công nhân trở thành nhân tố để làm phương tiện bóc lột chính người công nhân đó.

Ngoài ta thì chính quá trình tích lũy tư bản dần làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế hàng hóa dần bị biến thành quyền chiếm đoạt của tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình sản xuất hàng hóa giản đơn thì sự trao đổi giữa lực lượng sản xuất hàng hóa theo quy tắc ngang giá thì sẽ không thể dẫn tới tình trạng người này chiếm đoạt công lao động của người kia. Tuy nhiên, trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì tất yếu sẽ dẫn tới kết quả là các nhà tư bản không chỉ chiếm đoạt phần lao động của người công nhân mà còn sở hữu hợp pháp phần lao động không công đó.

Quan hệ tích lũy tư bản với quá trình phát triển tại Việt Nam 

Tại nước ta thì quá trình tích lũy tư bản giúp cho nền kinh tế tích lũy được nguồn vốn, tiền đề để từ đó phát triển kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó cần các doanh nghiệp kinh doanh phải sáng tạo, linh động. Cũng như nhanh chóng tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật để đưa vào sản xuất từ đó tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường. Ngoài ra thì cần phải chú trọng hội nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Cùng với đó là ưu tiên đào tạo để tạo ra đội ngũ lao động, công nhân có tay nghề cao giúp tăng sản lượng sản xuất.

Việt Nam ta cũng đã chú trọng nắm vững các tác động đối với xã hội của việc tích lũy tư bản không đúng cách. Nếu thực hiện sai cách thì có thể dẫn tới xuất hiện sự bất bình đẳng trong xã hội, tăng thất nghiệp và gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi tích lũy tư bản là gì? Tích lũy tư bản là việc biến một phần giá trị thặng dư trở lại tư bản. Đây là quá trình không thể thiếu được khi muốn mở rộng sản xuất của các nhà tư bản.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *