Mùa đông ăn gì cho ấm? Top món ăn đặc sản vào mùa đông

Mùa đông là mùa lạnh nhất trong cả năm. Vào những ngày này thì sẽ khiến cơ thể nhanh đói hơn. Bạn đang băn khoăn không biết mùa đông ăn gì cho ấm? Món nào không chỉ ngon miệng mà còn làm nóng cơ thể, đánh bay mùa đông lạnh giá. Thế thì đừng bỏ qua danh sách dưới đây.

Khoai lang nướng

Nói đến mùa đông là phải nói đến khoai lang nướng đầu tiên. Đây là món ăn đặc trưng của trời đông miền Bắc. Ruột khoai vàng ươm, nhiều mật dẻo thơm. Vừa thổi vừa ăn, bao ngon hết ý.

Mùa đông ăn gì cho ấm
Mùa đông ăn gì cho ấm

Nguyên liệu

3 củ khoai lang mật, 2 muỗng cà phê muối.

Muốn làm được khoai lang nướng ngon thì bạn nên cần chú ý để chọn được khoai lang phù hợp như sau: Với khoai lang mật thì nên cắt nhỏ phần đầu. Nếu thấy bên trong màu vàng nhạt cũng như chảy ra mật thì được. Khi chọn ta nên chọn các củ khoai có màu đỏ ngả tím kèm theo vết kéo mật ở vỏ ngoài. Ta cũng nên loại bỏ những củ bị thâm, dập, sâu…

Ta có thể nướng khoai lang bằng nồi chiên không dầu
Ta có thể nướng khoai lang bằng nồi chiên không dầu

Cách làm

Bước 1: Sơ chế khoai lang bằng cách ngâm trong nước muối loãng sau đó rửa sạch rồi để ráo. Sau đó cắt khoai vừa ăn sao cho vừa với kích thước của nồi chiên không dầu.

Bước 2: Nướng khoai lần một ở nhiệt độ 160 độ C trong 15 phút. Sau đó nướng lại ở nhiệt độ 200 độ C trong 15 phút. Thành phẩm sau khi nướng sẽ có độ dẻo, ngọt bùi là thành công

Lẩu cháo

Nói đến mùa đông là không thể bỏ qua món lẩu. Đặc biệt là lẩu cháo. Còn gì tuyệt vời hơn khi cả gia đình, bạn bè quây quần bên lẩu cháo nóng tỏa khói ngun ngút. Lẩu là món ăn hoài không no và lại rất bổ dưỡng.

Lẩu cháo là món ăn không thể thiếu trong đêm đông
Lẩu cháo là món ăn không thể thiếu trong đêm đông

Nguyên liệu

  • Gạo nếp 1 bát , gạo tẻ 2 bát.
  • 1kg sườn non, 7 lạng thịt gà, 4 lạng dạ dày lợn.
  • Ngải cứu, Nấm kim châm, cải thảo…
  • Tía tô, hành lá, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn đường…

Cách làm

Bước 1: Vo gạo cho sạch. Ngâm gạo khoảng nửa giờ trước khi nấu. Nếu không thì bạn có thể rang gạo sơ qua để cho vàng gạo và có mùi thơm. Sau đó cho gạo tẻ vào nước sôi trước. Đun trong 10 phút sau đó cho gạo nếp vào và nấu trong 40 phút. Tỷ lệ gạo nước là 1:3. Sau đó cho nêm nếm gia vị và cho hành phi vào nồi lẩu.

Bước 2: Trong lúc chờ cháo chín thì ta sơ chế các nguyên liệu nhúng lẩu. Rửa sạch sườn, gà, dạ dày và cắt nhỏ thành các miếng vừa ăn.

Bước 3: Với thịt gà thì ta ướp với hạt nêm, mắm, đường, hạt nêm. Sườn thì trụng qua nước sôi để giảm mùi hôi sau đó ướp gia vị trong 15 phút. Dạ dày bóp với muối để khử tanh sau đó ướp với hỗn hợp gia vị như trên.

Bước 4: Sau khi nồi lẩu cháo chín thì ta cho xương vào trước để cho vị cháo đậm đà. Sau đó cho tiếp dạ dày và gà vào trong. Cuối cùng là cho tía tô và hành lá cuối cùng. Sau đó cho rau xanh vào thưởng thức.

>> Xem thêm:

Top 9 món ăn mặn cho ngày nắng nóng đập tan mùa hè

Tổng hợp cách tréo gà cúng cực đẹp và dễ làm cho ngày tết

Vịt nấu chao

Khi tiết trời se lạnh thì còn gì tuyệt hơn khi thưởng thức Vịt nấu chao cùng với bún. Món ăn đậm đà thêm vị bùi bùi của khoai môn, chao thơm mùi hành sả, sa tế tạo vị cay cay ấm nồng.

Vịt nấu chao rất hợp với bún
Vịt nấu chao rất hợp với bún

Nguyên liệu

  • 1 kg Vịt.
  • Chao, khoai môn, đậu hũ.
  • Bún tươi hoặc mì.
  • Rau muống, cải xanh.
  • Hành, tỏi, ớt, gừng, rượu trắng…

Cách làm

Bước 1: Xoa muối lên cả trong và ngoài vịt để khử mùi tanh. Tiếp đến cho nửa của gừng đập dập với hai muỗng rượu trắng chà vào vịt khoảng từ 3 đến 5 phút. Sau đó rửa sạch, để ráo.

Bước 2: Chặt vịt theo từng khúc vừa ăn. Rửa sạch rau. Hành, tỏi đập dập, băm nhỏ. Ướp vịt với 200gr chao ớt, nửa muỗng bột ngọt, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường. Trộn đều rồi ướp khoảng 30 đến 60 phút cho thấm gia vị.

Bước 3: Rửa sạch khoai môn sau đó cắt thành từng miếng khoảng hai đốt ngón tay. Sau đó ngâm vào nước lạnh khoảng 20 phút cho hết nhựa rồi vớt ra để ráo. sau đó chiên khoai môn cho xém cạnh rồi với ráo dầu (chú ý khi chiên nên để dầu nóng rồi mới cho khoai môn vào). Măng tươi rửa sạch, luộc sơ sau đó dùng dao cắt theo chiều dọc của măng

Bước 4: Bắc nồi, sau đó xào vịt cho thịt săn lại. Tiếp đến đổ 2 lít nước và đun lửa nhỏ trong 30 phút. Sau khi vịt chín thì cho khoai môn rồi nấu thêm 15 phút. Sau đó cho măng vào rồi nêm nếm gia vị vừa ăn là xong. Khi ăn thì ta có thể ăn với cơm hoặc bún tươi. Vịt thì có thể chấm chao hoặc nước mắm gừng.

Cháo lòng

Khi thời tiết lạnh, ta rất dễ bị ốm nếu không biết giữ ấm cho cơ thể. Và khi nhiệt độ lạnh thì cháo không chỉ là một món ăn rất ngon mà còn có tác dụng làm ấm bụng rất rốt. Với những người sức khỏe yếu thì cháo càng phù hợp hơn.

Cháo lòng không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng
Cháo lòng không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng

Nguyên liệu

  •  1 bát gạo tẻ, 1/3 bát gạp nếp.
  •  1 lạng lòng heo, 1 lạng gan heo, 2 lạng xương heo, 2 quả tim heo, huyết heo.
  •  Rượu trắng, sả, gừng, hành lá, hạt nêm, dầu ăn, gia vị khác.

 Cách làm

Bước 1: Lòng và xương rửa trong hỗn hợp gồm 2 muỗng rượu trắng, gừng, muối trong khoảng 5 đến 10 phút để khử mùi sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo.

Bước 2: Đun sôi nước lên, sau đó cho lòng heo và tim vào luộc. Cho thêm gừng, sả đập giập để có mùi thơm. Đun đậy nắp trong 20 phút rồi với ra sau đó cho gan vào luộc khoảng 15 phút. Sau khi nguội thì thái thành từng miếng vừa ăn.

Bước 3: Rang một bơ gạo tẻ và 1/3 bơ gạo nếp. Rang đến khi gạo vàng ươm.

Bước 4: Bắc 1,5 lít nước sôi rồi cho xương lợn vào nấu trong 20 phút. Sau đó cho gạo đã rang vào nồi rồi để lửa nhỏ. Sau khi cháo chín thì cho huyết heo vào rồi nấu trong 5 phút.

Bước 5: Nêm nếm vừa đủ, trang trí bằng tỏi băm và hành lá. Rồi thưởng thức cháo lòng cùng với lòng đã luộc sẵn.

Gà tần ngải cứu

Khi trời chuyển sang Đông thì những bệnh như cảm cúm, viêm họng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ. Gà tần ngải cứu là món ăn không chỉ rất ngon mà có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt. Ngải cứu có vị đắng nhưng khi ăn xong lại có vị ngọt dịu. Nếu bạn muốn tìm một món ngon cho mùa đông lạnh lẽo thì không thể bỏ qua món gà tần ngải cứu.

Gà tần ngải cứu có tác dụng giải cảm rất tốt
Gà tần ngải cứu có tác dụng giải cảm rất tốt

Nguyên liệu

  • 1 con gà nặng khoảng 1,5.
  • 4 lạng ngải cứu.
  • Mật ong, bia, dầu ăn, hạt nêm, muối.

Cách làm

Bước 1: Nhặt lá ngải cứu rồi rửa sạch sái đó vẩy ráo nước

Bước 2: Xát gà với muối để khử mùi hôi. Sau đó rửa với nước rồi để ráo.

Bước 3: Ướp gà bằng hỗn hợp 2 muỗng mật ong, 1 muỗng muối, 1 muỗng dầu ăn, 1 muỗng hạt nêm. Chú ý ướp từ trong ra ngoài miếng thịt và để trong 30 phút.

Bước 4: Phủ một lớp ngải cứu ở đáy nồi sau đó cho gà vào trong. Chú ý để một chút ngải cứu vào trong bụng gà. Sau đó phủ số ngải cứu còn lại lên trên. Cuối cùng là đổ nửa lon bia vào hầm cùng gà.

Ban đầu thì nên bật lửa lớn. Sau khi nước sôi thì ta giảm lửa, đun trong 40 phút. Trong quá trình hầm, sau 20 phút thì ta nên lật ngược gà lại để cho gà thấm gia vị và chín đều.

Hy vọng với những món ăn ngon ở trên sẽ giúp bạn giải đáp cho câu hỏi mùa đông ăn gì cho ấm? Đây đều là những món ăn không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng. Đặc biệt trong mùa đông lạnh giá mà được thưởng thức món ăn ngon cùng với những người quan trọng bên mình thì còn gì tuyệt vời bằng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.