Lễ Phục Sinh ngày nào? Thông tin thú vị về Lễ Phục Sinh

Lễ Phục Sinh là ngày lễ rất quan trọng đối với những người trong công giáo. Đây là ngày lễ trọng đại chỉ sau Ngày Giáng Sinh. Tuy vậy bạn có thực sự hiểu rõ lễ Phục Sinh ngày nào và có ý nghĩa ra sao không? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Lễ Phục Sinh là gì?

Lễ Phục Sinh hay còn gọi là Easter Day trong tiếng Anh. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của những người theo đạo Kitô gồm: Công giáo, Tin lành, Anh giáo, Chính thống giáo. Ngày lễ Phục sinh được tổ chức hàng năm vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 dương lịch. Đây là ngày tưởng nhớ tới cái chết cũng như sự Phục Sinh của chúa Giê-su sau khi bị đóng đinh lên thập tự giá.

Lễ Phục Sinh ngày nào?
Lễ Phục Sinh ngày nào?

Người Do thái gọi ngày lễn này là Paschafest, người Ai Cập gọi là Osterlamm/ paschal lamb còn người Đức gọi là Ostara. Easter Day cũng bắt nguồn từ chữ East ám chỉ về phương Đông, nới mùa xuân sắp tới. Nên nhiều nơi gọi là lễ hội mùa xuân.

lễ Phục Sinh ngày nào vào năm 2022?

Do ngày lễ Phục Sinh diễn ra vào ngày Chủ nhật bất kỳ vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 nên ngày lễ này không có thời gian xác định cố định. Tuy nhiên ta có thể dựa vào những yếu tố sau để tính ra ngày lễ Phục sinh đó là:

Ngày Lễ Phục sinh bắt buộc tổ chức vào ngày Chủ Nhật.

Ngày Lễ Phục sinh tổ chức sau ngày rằm (ngày trăng tròn).

Ngày Lễ Phục sinh phải đứng nối sau Tiết Xuân phân.

Do đó ngày Lễ Phục Sinh năm 2022 rơi vào ngày chủ nhật của tuần thứ ba năm 2022 tức ngày 17/4/2022.

Lễ Phục sinh có nguồn gốc và ý nghĩa ra sao

Nguồn gốc của lễ Phục sinh

Sau khi Adam và Eva phạm tội và bị đuổi khỏi vườn địa đàng thì con cháu của hai người đã sinh sôi, nảy nở khắp mặt đất hình thành lên con người ngày nay. Thiên Chúa đã sai Chúa Giêsu hạ phàm để cứu rỗi thế gian.

Trong lúc chúa Giêsu cùng các môn đồ vào thành Jerusalem nhân dịp Lễ Vượt Qua thì chúa đã bị một môn đồ là Judas Iscariot phản bội để đổi lấy tiền thưởng của Đế quốc La Mã.  Dưới áp lực của giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái, Tổng đốc Pontius Pilate (Philatô) đã ra lệnh đóng đinh chúa vào ngày thứ sáu vì tội xúi giục phản loạn.

Tuy nhiên vào ba ngày sau thì người ta thấy ngôi mộ của chúa trống rỗng. Do đó các đạo hữu Kitô tin rằng chúa Giêsu đã sống lại vào ngày chủ nhật tức ba ngày sau khi mất trên thập tự giá. Trong các cuốn sách Phúc Âm và Công vụ tông đồ cũng đã đều ghi nhận Chúa đã gặp lại các môn đồ tại nhiều nơi sau khi sống lại sau đó mới bay về trời (Lễ Thăng Thiên). 50 ngày sau sự kiện chúa Phục Sinh cũng là ngày khai sinh ra giáo hội.

Ý nghĩa ngày lễ Phục sinh

Với những người theo Thiên Chúa giáo thì chính sự hồi sinh của chúa Giêsu sau khi bị chết trên thập tự giá đã khiến chúa thành người có tài phép quyền năng có thể đem đến cho họ cuộc sống vĩnh cửu và cứu rỗi cho nhân loại. Và Ngày Phục Sinh như là biểu tượng cho sự hội sinh, mang đầy sức sống. Ngoài ra thì Lễ Phục Sinh còn diễn ra trùng đúng vào mùa Xuân. Đây là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm. Mùa của sự sinh sôi, nảy nở do đó càng có thêm nhiều niềm tin vào những điều tốt đẹp hơn.

Ngày Lễ Phục sinh thường làm những gì?

Ăn chay, kiêng đồ mặn: Với người Công giáo thì trong hai ngày trước lễ Phục Sinh phải kiêng thịt thà và các nhu cầu không cần thiết. Thực phẩm dư sẽ được quyên tặng cho người nghèo hoặc nhà thờ.

Viếng đàng thánh giá: Suy ngắm 14 đàng thánh giá từ lúc chúa bị bắt đến khi qua đời.

Lễ Lá: Dùng cành cây thủy tùng, cây liễu hoặc lá dừa để xếp thành hình sau đó treo trong nhà. Đợi lá khô thì đem đến đưa cha sứ đốt thành tro để sử dụng bôi lên trán vào ngày thứ Tư Lễ tro trong năm tới.

Rửa chân: Bắt nguồn từ chuyện trước khi bị bắt thì chúa Giêsu đã rửa chân cho từng môn đệ cũng như răn dạy rằng mọi người ai cũng phải rửa chân cho nhau. Không phân biệt chức vụ, giai cấp.

Diễn lại cảnh Chúa bị đóng đinh: Với nhiều nơi có đông người Công Giáo thì thường tổ chức diễn lại cảnh chúa Giêsu từ lúc bị bắt tới lúc mất.

Cảnh chúa bị đóng đinh trên cây thánh giá
Cảnh chúa bị đóng đinh trên cây thánh giá

Lăn trứng Phục Sinh: Là hoạt động cộng đồng truyền thống thường niên lớn nhất ở Nhà Trắng nhân dịp Lễ Phục sinh được tổ chức bởi các đời Tổng thống Hoa Kỳ.

Săn trứng Phục Sinh: Đây là trò chơi phổ biến ở Mỹ và các nước phương Tây khi tổ chức các cuộc thi tìm trứng Phục Sinh. Người chiến thắng là người tìm được nhiều trứng Phục Sinh nhất.

>> Xem thêm:

Tổng hợp top lời chúc lễ Phục Sinh hay và ý nghĩa nhất

17/5 là ngày gì của LGBT và những thông tin thú vị xoay quanh ngày 17/5

Các biểu tượng gắn với ngày lễ Phục Sinh

Nến Phục sinh

Đốt nến Phục Sinh trong ngày lễ Phục Sinh là một phong tục lâu đời. Trong ngày này, những tín đồ theo thiên chúa giáo sẽ thắp những cây nến Phục Sinh và rước vào nhà thờ. Ngọn lửa ấm áp của nến Phục sinh mang đến ánh sáng, giúp mọi người tìm đến được sự bình an, hạnh phúc.

Trứng Phục Sinh

Nói đến ngày Lễ Phục Sinh là không ai lại biết đến các quả trứng Phục Sinh sặc sỡ đầy màu sắc. Đây được coi là biểu tượng nổi tiếng nhất của Lễ Phục Sinh. Trứng Phục sinh hay còn gọi là trứng Paschal. Đây là những quả trứng gà được nhộm và sơn thành những hình đẹp mắt. Hiện nay thì được thay thế bằng các quả trứng socola bọc giấy màu, trứng gỗ được trạm khắc hoặc là các quả trứng nhựa chứa đầy bánh kẹo. Tuy vậy thì mấy nước ở Trung và Đông Âu vẫn sử dụng trứng thật làm trứng Phục Sinh trong những ngày này.

Các quả trứng Phục Sinh đầy sặc sỡ
Các quả trứng Phục Sinh đầy sặc sỡ

Thỏ Phục sinh

Thỏ là giống loài có tốc độ sinh sản rất nhanh nên đây được coi là biểu tượng của sự sinh sôi và phát triển. Thỏ còn gắn liền với truyền thuyết về nữ thần mùa Xuân (Ostara) – người được lấy tên để đặt tên cho ngày lễ Phục Sinh. Theo truyền thống giáo hội Luther ở Đức thì Thỏ Phục sinh như là người phán xử xem những đứa trẻ có ngoan ngoãn không. Giống với ông già noel, thỏ Phục Sinh sẽ mang tặng những quả trứng Phục Sinh cùng bánh kẹo đồ chơi tới nhà những đứa trẻ ngoan vào buổi tối trước lễ Phục Sinh.

Hoa Phục sinh

Hoa dùng trong lễ Phục sinh khá đa dạng từ Cúc đồng Bồ công anh (Loewenzahn), thủy tiên (Osterglocken), phong tín tử (Gaensebluemchen) cho đến uất kim cương (Tulpen), Mao cấn (Hahnenfuss)… 

Jambon

Jambon là món ăn không thể thiếu được trong ngày lễ Phục Sinh. Với tín đồ Thiên Chúa Giáo thì thịt lợn được coi là món ăn của chúa do đó cũng là món ăn truyền thống trong ngày lễ Phục Sinh. Và thời điểm tích trữ, làm món thịt lợn muối cho lễ Phục Sinh là vào ngày trăng tròn đầu tiên của mùa thu

Quần áo mới

Theo Công giáo thì nếu ai mặc quần áo mới vào ngày lễ Phục Sinh sẽ đem lại cho người đó sự máy mẵn trong suốt cả năm. Do quần áo mới được coi là đại điện cho những khởi đầu mới.

Thánh ca Phục sinh

Các bài hát thánh ca lễ Phục Sinh luôn là phần quan trọng trong ngày lễ này. Các giai điệu thánh ca bày tỏ sự vui mừng, hân hoan trước sự hồi sinh của chúa Giêsu. Ngoài ra thì các bài hát còn thể hiện lòng biết ơn tới chúa và gửi gắm tương lai sẽ được may mắn, hạnh phúc hơn.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về lễ Phục Sinh ngày nào? Lễ Phục sinh là ngày rất thú vị không chỉ đối với những người theo Công Giáo mà còn với nhiều người khác. Khi trong ngày này tổ chức nhiều sự kiện ý nghĩa và rất nhân văn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.