Đích tôn là gì? Cháu đích tôn hay cháu đít tôn

Chắc hẳn bạn sẽ rất thường nghe tới câu cháu đích tôn. Vậy bạn có thực hiểu rõ cháu đích tôn là gì? Mà khiến cho người nào nếu được làm cháu đích tôn đều cảm thấy tự hào đến vậy. Cùng Trungkhithe tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Contents

Cháu Đích tôn là gì?

Theo đó thì cháu đích tôn là từ Hán Việt được dùng để chỉ về con trai trưởng của người trưởng nam bên nội. Theo dân gian ngày xưa thì cháu đích tôn còn được gọi tên khác là đế lư hương. Từ này có ý nghĩa chỉ về cái lư hương dùng để thờ cúng tổ tiên.

Cháu đích tôn là gì?
Cháu đích tôn là gì?

Do đó cháu đích tôn là người rất quan trọng trong dòng họ. Cháu đích tôn mang trong mình một trách nhiệm lớn lao đó là thờ cúng ông bà tổ tiên trong dòng họ. Đối với trường hợp con trai trưởng hoặc là người con trai đầu tiên không sinh được con trai thì cháu đích tôn chính là bé trai của người con trai kế tiếp trong gia đình.

Trọng trách của cháu đích tôn

Từ xưa cho đến nay thì vai trò của cháu đích tôn vẫn không thay đổi. Cháu đích tôn được coi là người mang nhiệm vụ nối dõi tông đường để duy trì thờ cúng tổ tiên. Với vị thế của mình thì trong các vấn đề chung, hệ trọng của gia đình thì cháu đích tôn cũng có những tiếng nói nhất định.

Cháu đích tôn phải chịu trọng trách lớn từ dòng họ
Cháu đích tôn phải chịu trọng trách lớn từ dòng họ

Tuy nhiên cháu đích tôn cũng đi cùng với trách lớn là phải có con trai. Mặc dù xã hội ngày nay, việc trọng nam khinh nữ đã được lu mờ một phần nào, không còn quá khắt khe như ngày xưa. Tuy nhiên việc nếu mang danh là cháu đích tôn nhưng lại không có con trai sẽ phải chịu sự dị nghị, áp lực rất lớn từ gia đình, dòng họ.

Xem thêm:

Con gái rượu hay diệu? Gọi thế nào cho đúng nhất

Cám ơn hay cảm ơn? Dùng thế nào cho đúng

Cháu đích tôn có quyền lợi gì?

Vì mang một trọng trách rất nặng nề của gia đình, dòng họ nên cháu đích tôn cũng được sở hữu nhiều quyền lợi vượt trội mà nhiều người khác khao khát như là được ông bà nội rất yêu quý. Luôn tạo điều kiện cho cháu đích tôn được hưởng những điều kiện phát triển tốt nhất. Cháu đích tôn còn được trở thành trưởng tộc khi cha hoặc ông mất. Là người đứng đầu dòng tộc, sẽ có tiếng nói nhất trong dòng họ.

Cháu Đích tôn là người được ông bà cưng chiều nhất
Cháu Đích tôn là người được ông bà cưng chiều nhất

Với nhiều dòng họ thì cháu đích tôn sống cùng với ông bà, cha mẹ. Và nơi ở của ông bà, cha mẹ sẽ được người cháu đích tôn hưởng quyền thừa kế. Đây cũng là nơi rất quan trọng của dòng họ khi là nơi họp mặt gia đình trong các sự kiện trọng đại như là dỗ chạp, lễ tết. Nói chung khi xảy ra các tranh chấp về quyền thừa kế thì cháu đích tôn sẽ nhận được sự ủng hộ của người thân dòng họ.

Nên gọi là cháu đích tôn hay là đít tôn, đít nhôm, đít thiếc

Ngoài cháu đích tôn ra thì nhiều người vẫn gọi vui với các tên khác như là cháu đít tôn, cháu đít nhôm, cháu đít thiếc. Trong tất cả những từ trên thì từ đúng chất phải gọi là đích tôn. Theo trong Việt Nam tự điển, Lê Văn Đức đã định nghĩa rằng Đích tôn là Đích tôn thừa tự, cháu trai bên nội lớn nhất trong hàng cháu nội. Và từ “Đích” ở đây trong chữ nôm là 嫡. Chữ này xuất hiện trong từ “Đích mẫu” (mẹ chính) hoặc là “đích tử” (con trai chính, lớn nhất). Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của đưa ra có nghĩa là “vợ chính”.

Còn “tôn” theo chữ nôm viết là 孫 dịch ra là “cháu”. Và từ “tôn” trong “tử tôn” có nghĩa là con cháu. Còn “ngoại tôn” có nghĩa là cháu ngoại. Và dần dần, từ đích tôn cũng đã biến tấu theo từng phương ngữ của mỗi địa phương. Như là ở nam bộ thì phát âm vần “ít” thành “ích” nên mới xuất hiện từ cháu đít tôn. Ngoài ra còn có giả thuyết rằng những từ đó là một kiểu chơi chữ có phần hài hước khi ví cháu trai của trưởng họ như là “đít của mái tôn”. Còn từ cháu đít nhôm thì có giả thuyết cho rằng đó là từ dành cho các cháu trai lớn nhưng không phải là của trưởng họ mà là con của con thứ trong gia đình.

Hy vọng với bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin rất thú vị về cháu đích tôn là gì? Cháu đích tôn là từ độc đáo trong văn hóa xưng hô của người Việt Nam. Đây cũng là từ thể hiện truyền thống hiếu thảo của người Việt Nam xưa khi con cháu phải biết quý trọng, nhớ ơn ông bà tổ tiên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *