Cấm quân là gì? Đội quân không phải ai cũng biết

Trong hệ thống quân đội ngày xưa thì đội ngũ cấm quân đóng vai trò rất quan trọng. Đây là đội quân then chốt, liên quan đến sự an nguy của nhà vua. Vậy bạn có thực sự hiểu rõ cấm quân là gì? Và có nhiệm vụ ra sao không. Cùng Trungkhithe tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Contents

Nguồn gốc của cấm quân trong lịch sử Việt Nam

Lực lượng cấm quân đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam. Ngay từ năm 1009, Lý Công Uẩn sau khi được thiền sư Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc tôn lên làm Hoàng đế và lập ra triều Lý. Nhà Lý chính là một trong những thời kỳ thịnh vượng nhất của nước ta.

Cấm quân là gì
Cấm quân là gì

Trong giai đoạn này, đất nước ta đã có bước chuyển mình tích cực cả về kinh tế lẫn quân sự. Theo đó vào thời kỳ này thì quân đội nhà Lý đã bắt đầu chia quân đội ra làm hai bộ phận đó là quân địa phương và cấm quân. Trong đó cấm quân là đội quân được tập hợp bởi những binh lính ưu tú, tinh nhuệ nhất đất nước để bảo vệ cho vua và triều đình.

Nhiệm vụ của cấm quân là gì?

Cấm quân có nhiệm vụ gì?

  1. Quân phòng vệ biên giới
  2. Quân phòng vệ các lộ
  3. Quân phòng vệ các phủ
  4. Quân bảo vệ vua và kinh thành

Đáp án đúng là D. Quân bảo vệ vua và kinh thành

Cấm quân là đội quân có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành. Ngoài ra thì cấm quân cũng là lực lượng quan trọng trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm bên cạnh lượng lượng quân dân địa phương.

Cấm quân ở các thời đại Lý, Trần, Nguyễn có gì giống và khác nhau

Mặc dù nhiệm vụ chính của cấm quân là bảo vệ kinh thành và nhà vua. Tuy nhiên mỗi từng thời kỳ thì lượng lượng cấm quân có có những nhiệm vụ được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của thời đại đó.

Cấm quân nhà Lý

Vào thời nhà Lý thì cấm quân được gọi là “thiên tử binh”. Đúng như tên gọi của nó. Đội quân này chịu sự quản lý, chỉ huy trực tiếp bởi nhà vua.. Trên trán của đội quân này được xăm ba chữ “Thiên Tử Binh”. Các binh lính trong cấm quân đều là những trai tráng khỏe mạnh nhất nước.

Tùy vào tài năng và độ tín nhiệm mà được chia làm hai loại là quân Quân Ngự tiền và quân Điện tiền. Trong đó thì Quân Ngự tiền có trách nhiệm bảo vệ nơi ở của vua còn quân Điện tiền có trách nhiệm bảo vệ toàn kinh thành. Thiếu úy là người đứng đầu Cấm quân. Trong đó người đứng đầu Quân Ngự tiền là điện tiền đô chỉ huy sứ.

Trong thời này, cấm quân được chia làm các vệ. Mỗi vệ có khoảng từ 200 đến 500 người. Dưới vệ là các đô, mỗi đô có khoảng 100 người.

Vào thời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) thì lực lượng cấm quân có khoảng 3000 người và được chia thành 6 vệ. Mỗi vệ có 500 người. Trong triều vua Lý Thái Tông (1028 – 1054) thì có 2000 người nằm trong đội cấm quân và được chia làm 10 vệ. Còn vào triều đại của vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) thì lại được chia thành 16 vệ và mỗi vệ có 200 người.

Cấm quân nhà Trần

Có khá ít thông tin được ghi chép về đạo quân này trong nhà Trần. Theo đó thì vua Trần Thái Tông ra lệnh cải tổ quân đội vào năm 1239 với việc chia quân đội làm 3 bậc là Thượng, Trung và Hạ. Theo đó cấm quân vào thời này thuộc bậc Thượng, đóng quân ở Thăng long là đất tổ nhà Trần là cung Thiên Trường có nhiệm vụ bảo vệ hoàng gia và triều đình.

Trên trán của cấm quân thời nhà Trần cũng được xăm lên trán ba chữ là “Thiên Tử quân”. Điện tiền chỉ huy sứ là người lãnh đạo cấm quân. Đây là chức vụ rất quan trọng và thường được đảm nhận bởi người tôn thất thuộc họ nhà Vua.

Giống với thời Lý thì cấm quân là lực lượng tinh nhuệ và cực kỳ đông đảo cũng như được trang bị vũ khí có chất lượng tốt nhất. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ kinh thành và gia quyến nhà vua thì cấm quân còn là lực lượng quan trọng giúp kiềm chế và đảm bảo sự phục vụ của chính quyền địa phương với triều đình trung ương.

Cấm quân còn được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ, bổng lập hấp dẫn. Tất cả nhằm mục đích giúp cấm quân toàn tâm toàn ý trung thành bảo vệ vua. Do đó chính sách “ngụ binh ư nông” nổi tiếng của thời Trần không áp dụng với đội quân này.

Xem thêm:

Thị tẩm là gì? Bí ẩn không phải ai cũng biết về chuyện riêng tư của vua

Bản đồ kinh châu thời Tam Quốc và bí ẩn ẩn giấu về Kinh Châu

Quỷ Môn Quan nằm ở đâu? Có mấy “Quỷ Môn Quan”

Cấm quân nhà Nguyễn

Trong thời Nguyễn thì có hai giai đoạn khá đặc biệt là thời kỳ còn độc lập tự chủ và thời kỳ bị thực dân Pháp bảo hộ. Trong hai thời kỳ này thì nhiệm vụ của cấm quân cũng có một số sự thay đổi khác nhau.

Thời kỳ nhà Nguyễn vẫn còn nền độc lập tự chủ (1802 – 1883). Trong thời kỳ này, cấm quân được gọi là vệ binh và đóng quân ở kinh thành Phú Xuân (Huế). Đội quân vệ binh của nhà Nguyễn có khoảng 40.000 người và được chia thành Thân binh, Cấm binh và Giản binh.

Trong đó thì Thân binh là đội bảo vệ nhà vua và cấm thành (nơi ở nhà vua). Thân binh gồm có 1 doanh và 4 vệ độc lập. Cấm Binh là đội quân bảo vệ Kinh thành gồm có 6 doanh và một số vệ, đội độc lập như là: Tượng binh, kỵ binh và thủy binh. Còn Giản binh hay Tinh binh là đội thuộc các phủ, huyện, nha..

Cấm quân thời nhà Nguyễn
Cấm quân thời nhà Nguyễn

Đến thời kỳ nhà Nguyễn bị thực dân Pháp bảo hộ (1884 – 1945) thì cấm quân dần bị mất đi sức mạnh vốn có. Đầu tiên là lực lượng vệ binh được tuyển từ những người Đàng Trong bị giải tán. Do vệ binh thời kỳ này phụ thuộc vào hoàn toàn vào thực dân Pháp.

Nhà Nguyễn chỉ giữ lại trong biên chế khoảng 2000 Thân binh với nhiệm vụ hầu hạ nhà vua. Và trong 2000 thân binh này còn bao gồm là 4 vệ và 1 đội quân âm nhạc gồm 50 nhạc công để phục vụ lễ nghi của cung đình.

Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về cấm quân là gì?. Nói chung cấm quân là lực lượng rất quan trọng trong các triều đại phong kiến nước ta ngày xưa. Đây là đội quân không chỉ có tác dụng bảo vệ sự an toàn cho nhà vua, kinh thành mà còn là đội quân chủ lực giúp bảo vệ đất nước cũng như đảm bảo sức mạnh của nhà vua.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *