Cách chống thấm trần nhà hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhất

Để cho trần nhà của bạn luôn sạch đẹp thì cách chống thấm trần nhà tương đối quan trọng. Vậy tại sao cần phải chống thấm trần nhà? Những nguyên nhân tác động khiến trần nhà bị ảnh hưởng? Phương pháp hữu ích để chống thấm trần nhà hiệu quả nhất là gì? Cùng Trungkhithe theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Contents

Sự cần thiết phải làm chống thấm trần nhà?

Khi xây dựng và đổ trần nhà bê tông, bạn cần phải đảm bảo trần nhà được chống thấm hợp lý. Nếu sân thượng bị đọng nước trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng thấm ẩm và rò rỉ nước. Khi bị tích tụ nhiều sẽ dẫn đến tình trạng trần nhà bị nhiều vết rạn chân chim, ngả màu, ố vàng và có thể bị nhỏ nước. Vì thế, lúc này việc chúng ta tìm hiểu đó chính là cách chống thấm trần nhà.

Cách chống thấm trần nhà
Cách chống thấm trần nhà

Tuy nhiên, để đề phòng trường hợp thấm dột, bạn có thể thực hiện các biện pháp chống thấm trước cho trần nhà. Hãy xử lý chống thấm trần nhà ngay khi xây dựng và hoàn thiện nhà. Nó giúp hạn chế tối đa những ảnh hưởng gây thấm dột nhà.

Nguyên nhân gây thấm trần nhà

–  Với điều kiện thời tiết kết cấu bê tông sẽ bị giãn nở theo thời gian. Khi xây dựng, nếu không được tính toán kỹ lưỡng thì sẽ khiến cho giới hạn kéo dãn của bê tông bị phá vỡ. Vì lý do đó mà dẫn đến các hiện tượng rạn nứt.

– Khi nước thấm xuống từ các đường ống hay nhà vệ sinh trên tầng,… Nguyên nhân này có thể do công trình đường ống hay trần nhà của bạn bị xuống cấp sau thời gian sử dụng. Đối với những tòa nhà cũ và nơi thường xuyên bị ẩm ướt như nhà tắm, ban công hay nhà vệ sinh thì việc trần nhà bị thấm nước là điều dễ hiểu.

– Lún móng có thể gây ra nứt trần nhà và cần có cách chống thấm trần nhà hiệu quả.

– Nếu nhà đã được chống thấm mà vẫn bị rò rỉ thì có thể do chất chống thấm không tốt và có chất lượng kém.

– Do cấu trúc của các vật liệu trần nhà, có thể dẫn đến tình trạng tách lớp. Nó có thể do kết cấu lún, mác bê tông không chuẩn, thép đan sàn kém chất lượng.

Phương pháp chống thấm trần nhà

Dùng sơn chống thấm

Sơn chống thấm được sơn bên ngoài mặt tường hay trần nhà không chỉ có tính thẩm mỹ mà còn tăng khả năng chống thấm. Tuy nhiên, lớp chống thấm của chúng khá mỏng và có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi ta UV. Do các tác động ngoại lực mà nó làm cho lớp màng rách và làm nước thấm vào trần nhà. Vì thế, sơn chống thấm thường có tuổi thọ ngắn.

Chống thấm bằng Sikaproof Membrane

Sikaproof Membrane là 1 loại chống thấm có dạng màng lỏng bitum polyme. Nó có tác dụng chống thấm bề mặt lòng đất, sàn mái phẳng, ban công, tầng hầm,…. Hơn thến đây là 1 dạng vật liệu có thể dễ dàng mua với giá thành khá thấp. Thêm 1 ưu điểm nữa đó là tính linh hoạt, khả năng kết dính, bền và lấp được các vết nứt.

Chống thấm bằng Sikaproof Membrane
Chống thấm bằng Sikaproof Membrane

Dùng chất chống thấm

Với chức năng thấm nước tốt, các loại chất chống thấm thường được nhiều nhà thầu hay thợ xây dựng lựa chọn. Nó được cấu tạo bởi các chất kỵ nước được liên kết chặt chẽ bên trong giúp cho khả năng chống thấm cao hơn. Phương pháp này thường có khả năng thấm nước và độ bền cao hơn bởi chúng được thiết kế chuyên dụng.

>> Xem thêm:

Kinh nghiệm sửa nhà làm gác xép bền đẹp và tiết kiệm nhất

Bậc tam cấp trong phòng khách – Cách bố trí bậc tam cấp chuẩn

Thi công màng chống thấm tự dính hay khò nóng

Sử dụng màng chống thấm nguội hay khò nóng là cách chống thấm trần nhà được nhiều gia đình tin tưởng sử dụng. Nó được phủ 1 loại nhựa có khả năng chịu nhiệt tốt trong ngôi trường là HDPE. Loại vật liệu này còn được bảo vệ bởi lớp màng silicon và có khả năng chống rỉ, chống thấm tốt.

Chỉ cần bóc lớp vỏ silicon là bạn đã có thể dễ dàng thi công và đảm bảo được an toàn. Ưu điểm của miếng chống thấm tự dính đó là cực kỳ an toàn với con người và môi trường. Ngoài ra, nó còn có tuổi thọ cao so với nhiều phương pháp chống thấm trần nhà khác.

Khò nóng cũng là cách chống thấm trần nhà khá hiệu quả. Nó có khả năng chống tia UV và chống thấm khá tốt. Phương pháp này cũng tương đối an toàn khi thi công và sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của nó đó là quá trình thi công khá phức tạp. Ở những vị trí nối tấm màng, nó yêu cầu kỹ thuật gia nhiệt để có thể kết dính. So với màng chống thấm tự dính, cách chống thấm trần nhà bằng khò nóng cũng chỉ có độ bền ngang nhau mà lại mất nhiều công đoạn.

Chống thấm bằng nhựa đường

Đối với cách chống thấm trần nhà bằng nhựa đường, cần phải đảm bảo lớp lót Primer phải được khô ráo và sạch sẽ. Trường hợp sử dụng các miếng dán nhựa đường để chống thấm cần phải dán phẳng và thằng hàng.

Chống thấm bằng nhựa đường
Chống thấm bằng nhựa đường

Các vạt mỗi bên cần phải được xếp chồng lên nhau khoảng 10 cm. Còn với vạt cuối cùng, cần dán chồng lên nhau khoảng 15 cm. Đối với vị trí giao với tường, cũng cần phải dán lên khoảng 15cm để chống thấm trần nhà tốt hơn. Sau đó, thực hiện gia cố 1 số điểm yếu trên trần như chân tường giao với trần nhà, cổ ống thoát nước.

Hướng dẫn chi tiết cách chống thấm trần nhà

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Vệ sinh sạch sẽ là cách chống thấm trần nhà quan trọng nhất. Hãy làm sạch sân thượng, ban công và sàn mái. Tuy nhiên, điều kiện chống thấm đó là bền mặt trần nhà cần phải cứng, sạch sẽ và đảm bảo không có bụi bẩn, dầu mỡ.

Chuẩn bị bề mặt sân thượng sạch sẽ
Chuẩn bị bề mặt sân thượng sạch sẽ

Bước 2: Chống thấm trần nhà bê tông

Dùng vữa mỏng và quét 1 lớp trên trần nhà bê tông để có thể lấp những vết nứt trên trần. Sau đó, đợi từ 1 – 2 tiếng và bạn tiếp tục quét lớp thứ 2 lên trần nhà bê tông.

Quét 2 lớp vữa mỏng
Quét 2 lớp vữa mỏng

Bước 3: Phun dung dịch có chức năng chống thấm

Đợi khoảng 3 – 4 tiếng sau khi lớp vữa vừa quét lên trần nhà khô. Sau đó, tiếp tục sử dụng dung dịch chống thấm phun lên sàn nhà bê tông và chân tường gạch. Hãy phun 2 lớp và cần cách nhau khoảng 3 – 4 phút. Đối với cân tường cũng cần phun cao lên khoảng 15 – 20 cm. Bạn cần đảm bảo quá trình phun phải ướt mặt sàn và đều.

Phun dung dịch chống thấm
Phun dung dịch chống thấm

Bước 4: Bảo dưỡng

Sau cách chống thấm trần nhà đã thực hiện, bạn cần phải kiểm tra lại 1 lượt và bảo dưỡng thường xuyên.

Lưu ý khi chống thấm cho từng loại mái nhà

Đối với nhà mái bằng

Đối với nhà mái bằng, nguyên nhân dột có thể là do những lỗ li ti trên mái nhà. Sau 1 thời gian, nó sẽ bị ảnh hưởng của thời tiết khiến chúng to ra và dễ bị dột. Vì thế bạn có thể sử dụng sơn chống thấm bởi nó khô nhanh và chống thấm cũng khá tốt.

Đối với nhà ngói, tôn

Nếu nhà bạn bị thấm thì nguyên nhân trong trường hợp này có thể do ngói vỡ hay nước mưa thấm ở những dấu đinh đóng. Vì thế bạn có thể chỉnh lại các viên ngói hay dùng xi măng và các chất chống thấm khác để quét lên chỗ dột.

Đối với mái tôn, bạn cũng có thể dùng vít đóng đinh thật chặt để nước không thể thấm xuống dưới. Để tăng hiệu quả, bạn cũng có thể dùng sơn chống thấm để sơn lên bề mặt của đinh đóng.

Trên đây là những thông tin về cách chống thấm trần nhà mà bạn nên biết. Để xử lý cho ngôi nhà của bạn luôn đẹp đẽ và khô thoáng thì bài viết này thực sự cần thiết đó. Nếu theo dõi đầy đủ, chắc chắn bạn sẽ có được những ý tưởng hay ho dành cho mình đấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *