Lãnh địa phong kiến là gì? Khái niệm về lãnh địa phong kiến

Lãnh địa phong kiến là hệ thống đơn vị hành chính rất quan trọng trong thời kỳ phong kiến phân quyền ở châu Âu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ lãnh địa phong kiến là gì? Có vai trò ra sao. Đừng lo, hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây để tìm ra đáp án của mình.

Contents

Lãnh địa phong kiến là gì?

  1. Vùng đất rộng lớn của nông dân
  2. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự
  3. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến
  4. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô.

Đáp án: C

Theo đó lãnh địa phong kiến chính là một đơn vị cơ bản trong chính trị và kinh tế vào thời kì phong kiến phân quyền ở các nước châu Âu, đặc biệt là các nước Tây Âu.

Khái niệm chung về lãnh địa phong kiến

Lãnh địa phong kiến là một mảnh đất rất rộng lớn được cai quản bởi các lãnh chúa phong kiến được nhận hoặc ban từ nhà vua hoặc quý tộc khác. Đây là vùng đất không chỉ dùng để ở mà còn là nơi để nông dân cày cấy cùng nhiều rừng núi, đồng cỏ để chăn nuôi gia súc.

Trung tâm vùng đất là lâu đài, dinh thự của lãnh chúa. Đây là nơi được xây dựng thành các pháo đài rất kiên cố giúp tránh khỏi sự xâm nhập từ bên ngoài. Lãnh địa phong kiến gần như là một quốc gia thu nhỏ, có đầy đủ bộ máy hành chính. Có thể sống biệt lập, tự cung tự cấp, không cần giao thương với bên ngoài mà vẫn có thể tồn tại được.

Lãnh địa phong kiến là gì
Lãnh địa phong kiến là gì

Trong vùng đất lãnh địa này sẽ được chia làm hai loại là đất phần và đất thái ấp. Trong đó thì lãnh chúa sở hữu đất thái ấp. Đây chính là nơi được dùng để xây dinh thự, lâu đài cùng nhiều công trình phục vụ nhu cầu cá nhân của lãnh chúa.

Những vùng đất còn lại là đất phần. Đất phần bao gồm cả những vùng đất có thể canh tác được và vùng đất không thể canh tác như là ao hồ, đầm lầy… Phần đất này sẽ được lãnh chúa phân chia hoặc cho nông nô thuê để cày cấy sau đó thu tô thuế.

Lãnh địa phong kiến có đặc điểm gì?

Kinh tế

Lãnh địa phong kiến có đặc điểm chung là hầu hết có nền kinh tế tự cung, tự cấp. Những nơi này rất đóng kín và hạn chế giao thương với bên ngoài. Do đó nguồn thu chủ yếu của lãnh chúa là đến từ tô thuế của nông nô sau mỗi mùa vụ.

Vì vậy nông nô cũng là lựng lượng sản xuất chính tạo lên của cải trong lãnh địa. Sẽ có một số lãnh địa mở rộng ngành sản xuất khác ngoài nông nghiệp như dệt vải, rèn, khai thác khoáng sản… Nếu có giao thương với bên ngoài thì các lãnh địa này chỉ trao đổi với các mặt hàng quan trọng mà mình không thể sản xuất được như muối, vải vóc, trang sức, sắt, gia vị…

Chính trị

Lãnh địa phong kiến là đặc trưng cho nền phong kiến phân quyền ở Tây Âu. Khác với chế độ phong kiến tập quyền ở phương Đông khi quyền lực nằm hết vào trong tay vua thì trong lãnh địa phong kiến. Theo đó mỗi lãnh địa phong kiến sẽ là một đơn vị hành chính độc lập.

Lãnh chúa có có vai trò như như một ông vua. Trong đây có tòa án, quân đội, tiền tệ thậm chí là đơn vị đo đạc riêng của mình. Và vua sẽ không có quyền can thiệp vào các hoạt động cai trị của lãnh chúa.

Lãnh chúa có quyền lực không khác gì vua trong đất của mình
Lãnh chúa có quyền lực không khác gì vua trong đất của mình

Xã hội

Trong xã hội của lãnh địa phong kiến cũng được chia thành hai giai cấp rõ ràng đó là lãnh chúa và nông nô. Trong đó thì Lãnh chúa là người có cuộc sống xa hoa dựa trên sự bóc lột sức lao động của nông nô. Đây là tầng lớp ăn trên ngồi trốc không cần làm gì, chỉ có mỗi việc ăn chơi hưởng thụ cuộc sống trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ.

Còn với nông nô thì hoàn toàn ngược lại. Dù là lực lượng sản xuất chính, tạo ra của cải trong xã hội nhưng họ phải chịu sống trong cảnh đói nghèo và không có tiếng nói. Do bị phải chịu sự lệ thuộc với ruộng đất của lãnh chúa nên một nửa hoa màu họ thu hoạch được sẽ phải nộp tô cho lãnh chúa. Ngoài ra thì họ còn phải chịu nhiều thứ thuế khác như thuế thân, thuế thừa kế, thuế cưới xin…

Xem thêm:

Cấm quân là gì? Đội quân không phải ai cũng biết

Bản đồ kinh châu thời Tam Quốc và bí ẩn ẩn giấu về Kinh Châu

Cách cách là gì? Cách cách có khác gì công chúa không?

Nguồn gốc của giai cấp lãnh chúa và nông nô

Người Giéc man là người đầu tiên tạo ra giai cấp lãnh chúa và nông nô. Theo đó họ đã phá bỏ hệ thống nhà nước cũ và thành lập ra nhà nước mới và phong các tước vị mới như : nam tước, bá tước, công tước,… Người Giéc man đã chiếm đoạt ruộng đất của người Rôma cũ, dùng Kitô giáo để thay thế tôn giáo nguyên thủy.

Từ đó hình thành lên giai cấp lãnh chúa gồm có giới quý tộc tu sĩ, tăng lữ, quan lại,… Những bộ phận này sau khi chiếm đất của nông dân sẽ tự xưng là lãnh chúa và tự cai quản lãnh địa riêng của mình. Còn tầng lớ nông dân và nô lệ sau khi bị cướp đất phải sống lệ thuộc vào lãnh chúa và trở thành nông nô. Do nếu không thuê đất của lãnh chúa thì họ sẽ không có đất để cày cấy, sinh sống.

Qua bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lãnh địa phong kiến là gì? Nếu bạn muốn được tìm hiểu thêm những thông tin kiến thức lịch sử hấp dẫn thì hãy thường xuyên theo dõi Trungkhithe. Địa chỉ cung cấp nhiều thông tin thú vị về lịch sử, địa lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *