Chuối sứ là chuối gì? Chuối sứ làm gì ngon

Chuối sứ là một giống chuối được rất nhiều người ưa thích. Không chỉ bởi vị ngon mà còn mức độ dinh dưỡng mà chuối sứ mang lại. Tuy nhiên khi thưởng thức bạn có từng đặt ra câu hỏi Chuối sứ là chuối gì và nguồn gốc của loại chuối này ra sao không. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Contents

Chuối sứ là chuối gì?

Chuối sứ hay còn được gọi là chuối xiêm, chuối hương. Đây là loại chuối có nguồn gốc từ Thái lan. Chuối sứ có hình dáng thon, nhỏ về hai đầu và phần giữa to. Trên vỏ có ba gờ và cuống dài. Chuối sứ được chia làm hai loại là chuối sứ trắng và sứ xanh. Quả chuối sứ to, loại chuối này cả khi sống và chín đều có thể ăn được.  Chuối sứ khi xanh thì có vị chát, khi chính thì có mùi thơm và ngọt nhẹ. Chuối sứ có rất nhiều dinh dưỡng như: vitamin, kali, protein, các chất khoáng như magie, natri, canxi, tinh bột, kẽm, sắt, phosphat,.. và hai hợp chất rất quan trọng là Norepinephrine (NE) và Serotonin.

Chuối sứ là chuối gì
Chuối sứ là chuối gì

Chuối sứ thích hợp với khí hậu nắng nóng nên loại chuối này chủ yếu được trồng ở miền nam. Đặc biệt là những nơi có đất tơi xốp, nhiều mùn và không bị ngập úng, dễ tiêu. Đất có độ pH từ 5 – 7 là thích hợp nhất để trồng cho loại chuối này. Thời gian trồng chuối sứ là tầm 8 tháng đến 1 năm và thời gian chuối ra quả đến khi thu hoạch là 100 ngày.

Ăn chuối sứ có tác dụng gì

Hỗ trợ hệ tiêu hóa và phòng ngừa ung thư đại tràng

Chuối sứ có chứa nhiều chất xơ. Đây là chất hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp thực phẩm dễ tiêu. Ngoài ra cũng hạn chế được tình trạng ợ nóng. Tinh bột trong chuối giúp phát triển lợi khuẩn từ đó kìm hãm các vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng tới ruột. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa và tanin kháng viêm có tác dụng phòng ngừa ung thư ruột già cũng có trong chuối sứ.

Hỗ trợ quá trình tạo máu và hạn chế máu mỡ

Vitamin B6 và chất sắt có rất nhiều trong chuối sứ mà đây là hai chất rất quan trọng trong quá trình sản sinh máu. Ngoài ra loại chuối này còn có nhiều chất khác như: vitamin C, magie và mangan, cytokinin giúp tăng cường tế bào bạch huyết cầu ở trong máu từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Hỗ trợ làm đẹp da

Theo các nhà khoa học thì trong chuối hương có chứa nhiều tanin và polyphenol. Đây là hai chất quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể chống lại sự oxy hóa. Từ đó gia tăng vẻ đẹp làn da, giảm sự lão hóa của tuổi già.

>> Xem thêm:

Củ chuối là gì? Tác dụng và những món ngon đến từ củ chuối

Chuối tây là chuối gì? Ăn chuối tây có tác dụng gì?

Phòng ngừa loét dạ dày

Chuối sứ có chứa chất pectin. Đây là chất có tác dụng như là một lớp phủ bảo vệ giúp cho ngăn ngừa tác hại của các axit xấu đến dạ dày như axit clohidric. Ngoài ra còn có chất tanin giúp kháng khuẩn, kháng viên rất hiệu quả từ đó hạn chế viêm loét dạ dày.

Giúp giảm cân

Chuối sứ có rất nhiều calo cùng hàng lượng natri thấp và không chứa cholesterol. Đặc biệt là hàm lượng lớn chất xơ lên tới 3g/quả bằng với 10% lượng nhu cầu hàng ngày từ đó giúp người ăn cảm thấy no lâu và giảm lượng tiêu thụ calorie. Giúp cho cơ thể bạn vẫn được cung cấp năng lượng đủ trong quá trình giảm cân.

Chuối sứ giúp giảm cân
Chuối sứ giúp giảm cân

Hỗ trợ điều hòa tâm trạng

Tryptophan là một acid amin quan trọng để sản xuất ra Serotonin – một chất giúp cho con người cải thiện tinh thần, tâm lý. Đặc biệt rất tốt cho những người bị trầm cảm. Mà loại chất này lại có rất nhiều trong Chuối sứ. Do đó nếu bạn thường xuyên ăn chuối sứ sẽ làm tinh thần mình thỏa mái thêm đó.

Giúp trị mụn

Bạn đang gặp những vấn đề về mụn, đừng lo. Chỉ cần dùng vỏ chuối sứ hoặc các lát chuối mỏng cọ lên mặt rồi rửa lại bằng nước sạch. Đây là biện pháp trị mụn rất hiệu quả lại đơn giản giúp dễ dàng đánh bay mụn trứng cá.

Chuối sứ làm gì ngon?

Ta có thể sử dụng chuối sứ theo nhiều cách khác nhau. Có thể ăn khi còn lúc xanh bằng cách dùng trong rau ghém, ăn kèm với mắm, lòng bò, hầm hoặc khi dùng chuối chín để chế biến thành kem chuối, chè chuối, chuối chiên,… Ngoài ra, cây Chuối sứ còn được người dùng làm thức ăn cho gia súc. Lá Chuối Sứ được dùng để gói thức ăn

Chuối sứ luộc

Bước 1: Dùng dao cắt từng quả chuối ra khỏi nải rồi rửa sạch chuối với nước để có thể loại bỏ hoàn toàn các vết bẩn xen giữa các quả chuối

Bước 2: Đổ chuối đã rửa sạch vào nồi rồi đổ nước sao cho ngập hết mặt chuối. Sau đó đậy nắp và đun lửa vừa trong vòng 15 phút. Sau đó mở nắp và lật mặt chuối để cho chuối chín đều rồi giảm lửa và đậy vung lại. Nấu tiếp trong khoảng 15 phút.

Bước 3: Vớt chuối đã chín ra nồi rồi bỏ vào chậu đựng nước đá. Chuối ngâm nước đá giúp cho chuối luộc sẽ được nguội nhanh mà không bị nhũn. Cuối cùng là vớt chuối ra ngoài rồi để ráo nước và thưởng thức.

Chuối sứ luộc sẽ có vị ngọt thanh, không quá mềm, cũng không quán chát. Đây là món ăn vặt vừa dễ làm lại rất ngon miệng.

Chuối sứ ngâm đường phèn

Bước 1: Ta cần chuẩn bị nguyên liệu gồm có 20 trái chuối sứ chín (khoảng 1,5kg), 1 kg chanh và 1 kg đường phèn đã được giã nát.

Bước 2: Cắt lát chanh thành từng lát mỏng (không quá mỏng), còn chuối thì các lột vỏ và cắt thành các khoanh khoanh mỏng.

Bước 3: Cho vào bình có nắp lần lượt cứ một lớp chanh thì một lớp chuối và một lớp đường phèn cho đến khi hết nguyên liệu. Sau đó đậy nắp lại và để ở chỗ khô ráo, thoáng mát khoảng 3 tuần. Chú ý làm món này thì ta không cần đổ nước vào lọ.

Chuối sứ ngâm đường phèn rất có lợi cho sức khỏe
Chuối sứ ngâm đường phèn rất có lợi cho sức khỏe

Sau 21 ngày thì phần chuối và chanh đã ngâm với đường phèn sẽ xuất hiện nước. Đến đây là bạn có thể sử dụng được bằng cách múc ra một cốc nhỏ khoảng 50ml rồi uống. Chuối sứ ngâm đường phèn là bài thuốc dân gian rất tốt cho huyết áp, làm giảm mỡ máu và phòng ngừa đột quỵ.

Chuối sứ ngâm rượu

Bước 1: Để ngâm rượu thì ta nên dùng loại chuối đã chín kỹ để có độ ngọt cao nhất. Nếu chuối sứ của bạn chưa chín thì có thể đặt trong túi bóng đen với cà chua hoặc táo để kích thích chuối chín nhanh hơn.

Bước 2: Sơ chế chuối bằng cách lột vỏ rồi giã nát chuối.

Bước 3: Trộn chuối với nước Tắc rồi cho vào hũ có nắp rồi để ở nơi thoáng mát trong khoảng 1 tuần để chuối lên men tự nhiên. Khi đó chuối sẽ nổi lên mặt nước. Nấu hỗn hợp gồm 500g đường với 1 lít nước. Lọc hỗn hợp nước đường qua khăn thưa rồi để nguội sau đó đổ vào hỗn hợp keo chuối. Để tiếp 10 ngày rồi chắt lấy rượu bỏ bã. Khi rượu lắng xuống là có thể sử dụng được.

Rượu chuối sứ là loại rượu tự lên men, không dùng đến rượu gạo. Do đó loại rượu này rất dễ uống và hợp với phụ nữ. Tuy nhiên ta chỉ nên uống trước trước bữa ăn hoặc trước khi ngủ. Ngoài ra rượu chuối sứ còn rất tốt cho sức khỏe khi đây là vị thuốc dân gian dùng cho người bị sỏi thận, đau dạ dày, mất ngủ. Đặc biệt rượu chuối sứ có tác dụng tăng cường sinh lý.

Các chú ý khi ăn chuối sứ

Nên dùng chuối đã chín kỹ

Chuối sứ chính có giá trị dinh dưỡng cao hơn gấp 8 lần so với chuối sứ còn xanh. Do đó nếu có thể thì bạn nên sử dụng chuối sứ chín để tốt cho sức khỏe hơn.

Không ăn trong khi đói

Do chuối có chứa nhiều ma-giê. cơ thể khi đói nếu hấp thụ nhiều ma-giê sẽ mất cân bằng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do đó bạn chỉ nên ăn chuối sau khi đã ăn no không chỉ giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn mà còn bảo vệ hệ tiêu hóa của bạn nữa.

Mỗi ngày không ăn quá 2 quả

Mặc dù chuối sứ là loại quả rất tốt. Tuy nhiên ta không nên quá lạm dụng. Theo các nhà khoa học thì ta chỉ nên ăn tối đa là hai quả chuối mỗi ngày để tránh bị tình trạng cơ thể bị rối loạn vitamin.

Qua bài viết này thì bạn cũng đã hiểu rõ được Chuối sứ là chuối gì cũng như lợi ích mà loại chuối này mang lại với sức khỏe con người. Nói chung chuối sứ là sản phẩm rất tốt, có thể chế biến được nhiều món ngon. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý, sử dụng điều độ để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *