Hạt chia là gì? Hạt chia từ cây gì, có tác dụng ra sao

Hạt chia là loại hạt rất phổ biến được dùng làm gia vị cũng như là làm thức ăn, nước uống. Tuy vậy tại Việt Nam thì hạt chia còn khá xa lạ do loại hạt này mới được nhập về và sử dụng ở nước ta trong mấy năm gần đây. Vậy thực sự thì Hạt chia là gì? và có công dụng tốt như nhiều lời đồn thổi. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Contents

Hạt chia là gì?

Hạt chia là loại hạt của cây Salvia Hispaniola. Hạt chia là loại hạt không mùi, không vị. Do đó loại hạt này được dùng rất nhiều trong việc chế biến, nấu nước thực phẩm do không làm ảnh hưởng tới mùi vị của thức ăn. Hạt chia có nguồn gốc đến từ các quốc gia Trung và Nam Mỹ như: phía nam Mexico, Bolivia, Guatemala. Hạt chia được người Aztec và người Maya sử dụng từ cách đây 3500 năm. Tuy nhiên hiện nay loại hạt này được trồng phổ biến nhất ở Mỹ và Úc do đây là hai quốc gia có điều kiện đất đai cũng như khí hậu phù hợp trồng loại cây này để cho ra chất lượng cao nhất. Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa tự sản xuất được hạt chia.

Hạt chia là gì
Hạt chia là gì

Hạt chia từ cây gì?

Hạt chia từ cây chia và loại cây này có tên khoa học là Salvia hispanica. Đây là một loại thực vật có hoa trong dòng họ Hoa môi. Cây này cùng loại với các cây thảo mộc được dùng làm gia vị như là: húng quế, bạc hà… Loài này được nhà thực vật học Carl Linnaeus nghiên cứu đầu tiên vào năm 1753.  Và từ “Chia” theo tiếng Nahuatl chian có nghĩa là “chứa dầu” cũng là miêu tả đặc tính của cây này..

Cây chia là loại cây thân thảo. Cây có chiều cao lên đến 1,75 m. Lá cây mọc đối xứng. Lá có chiều dài khoảng 4–8 cm và rộng khoảng 3–5 cm. Cây chia có hoa nhỏ và mọc thành nhiều cụm. Hoa chia có màu tím hoặc trắng. Hạt cây chia có màu sắc khá đa dạng từ xám, đen, đen đốm trắng cho đến trắng. Hạt chia có hình bầu dục với kích thước tầm 1–2 mm. Do đó nếu nhìn bên ngoài thì hạt chia khá giống với hạt é.

Cây chia là loại cây khá dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất cũng như nhiều dạng khí hậu khác nhau. Cây có thể sinh trưởng trong môi trường khô hạn nên rất thích hợp trồng luân canh trên đồng. Một năm ta có thể trồng được 2 vụ chia và cây sẽ được thu hoạch sau 3-4 tháng sinh trưởng. Để làm thành hạt chia, người ra chỉ cần lấy hoa của cây rồi đem phơi khô và tách hạt là xong.

Cách phân biệt hạt chia và hạt é

Cần phải khẳng định là hạt chia không phải là hạt é. Mặc dù nếu nhìn sơ qua thì hai loại hạt này khá giống nhau. Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì ta có thể thấy sự khác biệt rất rõ của hai loại hạt này

Hạt chia và hạt é
Hạt chia và hạt é

– Giống nhau: Hai loại hạt này cùng thuộc họ bạc hà (mint) và kích thước khá giống nhau đặc biệt chúng đều không có mùi vị.

– Khác nhau:

Hạt chia: Có đường kính nhỏ hơn một nửa so với hạt é. Hạt chia được chia làm hai loại là chia đen và chia trắng còn hạt é chỉ có một loại duy nhất

Hạt é: Hạt có màu đen tuyền, vỏ mỏng và không có động bóng dầu như là hạt chia

Thành phần dinh dưỡng của hạt chia

Hạt chia là loại hạt có rất nhiều dinh dưỡng. Đặc biệt, trong hạt chi có lượng lớn acid béo thiết yếu Omega-3, lượng Natri thấp cũng như chứa nhiều protein, chất béo, chất xơ và chất chống oxy hóa cao. Trong hạt chia, lượng đạm chiếm từ 19 – 23% cùng nguồn Vitamin B lớn, chất xơ cao gấp 1,6 lần lúa mạch, canxi cao gấp 6 lần sữa, nồng độ lipid cũng khá cao. Do đó hạt chia là loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe.

>> Xem thêm:

Hướng dẫn cách khắc dưa hấu tết đơn giản từ A đến Z

Chuối sứ là chuối gì? Chuối sứ làm gì ngon

Hạt chia có tác dụng gì?

Giúp giảm cân và phòng ngừa béo phì

Do hạt chi có khả năng hấp thụ nước rất lớn (lên tới 16 lần so với trọng lượng) do đó khi ta uống nước hạt chia sẽ cho cảm giác no lâu, ít có cảm giác thèm ăn hơn. Ngoài ra hạt có chứa nhiều chất xơ nên cũng giúp hạn chế mỡ dư thừa, phòng chống béo phì.

Làm da mịn màng, tóc và móng tay chắc khỏe

Do móng tay và tóc phát triển được là nhờ chất đạm. Do đó nếu ta sử dụng thường xuyên hạt chia sẽ giúp cho tóc và móng tay phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, trong hạt chia lại có lượng Omega 6 ALA dồi dào và chất chống oxy hóa, hai chất này sẽ giúp làn da của bạn tươi mới, tràn đầy sức sống hơn. 

Bảo vệ hệ tim mạch

Omega 3 là loại axit béo rất quan trọng tuy nhiên cơ thể của chúng ta lại không tự tổng hợp được chất này. Mà trong hạt chia thì Omega 3 ALA chiếm tới 20%. Nếu sử dụng hạt chia như là một phần trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp cho cơ thể giảm được lượng lớn cholesterol từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, từ đó giúp tim mạch hoạt động tốt hơn.

Phòng ngừa loãng xương

Hạt chia còn có nhiều chất giúp cho xương chắc khỏe hơn như là: Magie, Calcium, Kẽm, Phospho,… Đặc biệt với những người dễ bị loãng xương như người già thì việc bổ sung hạt chia trong khẩu phần dinh dưỡng là điều rất quan trọng để giúp cho xương chắc khỏe hơn.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Trong hạt chia thì chất xơ chiếm lên tới 37% trong đó có 80% là chất xơ không hòa tan còn lại 20% chất xơ hòa tan. Và bạn cũng hẳn biết được chất xơ là loại chất rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp loại bỏ các chất độc hại và lượng cholesterol dư thừa còn dính trong thành ruột.

Hỗ trợ tốt cho người bị tiểu đường

Nếu bạn ngâm hạt chia vào nước sẽ thấy hạt nở ra lớn hơn nhiều so với kích thước ban đầu của nó. Ngoài ra còn tạo ra lớp gel mềm do chất xơ bị hòa tan. Với những người bị tiểu đường thì lớp gel này sẽ giúp hạn chế chất đường bị hấp thụ chậm hơn bởi bao tử. Từ đó làm giảm chỉ số glycemic index. Nếu bạn muốn phòng tránh bệnh tiểu đường thì cũng nên sử dụng hạt chia.

Tốt cho người mang thai

Nếu là thai phụ thì không nên bỏ qua hạt chia. Hạt chi có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho thai nhi như là: sắt, magie, Omega 3, canxi, vitamin A và quan trọng là Folat – Đây là chất rất tốt để phát triển hệ thần kinh não bộ. Hạt chia hội tụ đầy đủ các thành phần dinh dưỡng tốt cho thai nhi: sắt, canxi, vitamin A, magie, Omega 3. Đặc biệt là chất Folate giúp cho hệ thần kinh và não bộ phát triển.

Hướng dẫn cách bảo quản hạt chia

Để sử dụng hạt chia tốt nhất thì bạn chỉ nên sử dụng hạt chia đang còn trong thời hạn sử dụng. Nếu sử dụng không hết thì có thể bảo quản hạt chia ở những nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời. Ta có thể đựng trong các bình kín có nắp hoặc trong các bịch kín.

Cách sử dụng hạt chia đúng cách

Làm nước uống

Nếu bạn muốn uống hạt chia thì cần ngâm hạt vào nước ấm trước rồi mới uống. Do hạt chia sẽ nở ra rất lớn nếu được ngâm với nước. Do đó nếu ta ăn hạt khô rồi mới uống nước sẽ dẫn tới tình trạng bị tắc thực quản, từ đó gây nguy hiểm tới tính mạng.

Nước hạt chia
Nước hạt chia

Làm thức ăn

Do hạt chia có thành phần dinh dưỡng rất cao lại không mùi không vị nên loại hạt này được sử dụng trong rất nhiều món ăn như là: bánh mì nướng hạt chia, cháo hạt chia yến mạch, cá rô phi chiên hạt chia, pizza hạt chia…

Dùng hạt chia có tác hại gì?

Giống như bất kỳ loại thực phẩm nào thì cho dù bổ dưỡng tới đâu nhưng nếu hấp thụ quá nhiều thì sẽ không tốt cho cơ thể. Và hạt chìa cũng vậy. Ta chỉ nên sử dụng từ 7-8 muỗng cho mỗi bữa. Nếu lạm dụng quá thì có thể dẫn tới một số tình trạng như sau:

Mặc dù lợi ích của hạt Chia là rất lớn và chúng hoàn toàn vô hại, nhưng tiêu thụ quá nhiều hạt Chia (và bất kỳ loại thực phẩm nào khác) đều sẽ gây những tác động tiêu cực cho sức khỏe. Nếu sử dụng quá nhiều (7-8 muỗng cho mỗi bữa ăn) , thì bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của hạt Chia như:

Ảnh hưởng tới lượng đường trong máu

Do hạt chia có thể điều chỉnh được lượng đường trong máu. Tuy nhiên nếu sử dụng cùng với một số loại thuốc có chức năng tương tự thì sẽ gây kích thích quá mức. Thậm chí có thể giảm đột ngột lượng đường gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Do đó bạn nên hỏi bác sĩ khi dùng hạt chia với các loại thuốc hạ đường huyết.

Gây dị ứng

Với một số người, hạt chia có thể gây dị ứng như là nổi mề đay, phát ban hay chảy nước mắt. Thậm chí, nếu nghiêm trọng hơn thì có thể dẫn tới nôn mửa, tiêu chảy, khó thở… Do đó bạn nên chú ý khi sử dụng nhé.

Ảnh hưởng tới đường tiêu hóa

Do hạt chia có nhiều chất xơ nên nếu dùng nhiều thì có thể gây táo bón, thậm chí là tiêu chảy

Làm giảm huyết áp

Axit béo Omega-3 trong hạt chia còn có một tác dụng phụ là làm cho máu bị loãng, từ đó dẫn tới giảm huyết áp. Nếu bạn là người bị huyết áp thấp hoặc là đang dùng thuốc làm loãng máu thì không nên dùng hạt chia.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể hiểu rõ hạt chia là gì cũng như tác dụng tuyệt vời của loại hạt này. Mặc dù đây là loại hạt có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý, tránh sử dụng quá mức dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *