Cơm tấm là một món ăn rất nổi tiếng của Việt Nam, đặc biệt là ở các tình miền Nam. Đây là món ăn rất hấp dẫn mặc dù được chế biến từ các nguyên liệu đơn giản. Tuy vậy, bạn có thực sự hiểu rõ Cơm tấm là gì không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Contents
Cơm tấm là gì?
Cơm tấm (Cơm tấm Sài Gòn) là một món ăn của Việt Nam, đặc sản người miền Nam. Cơm sử dụng nguyên liệu chủ yếu là gạo tấm. Dù có nhiều tên gọi khác nhau ở một số nơi. Tuy vậy, nguyên liệu và cách chế biến không quá khác biệt. Một đĩa cơm tấm thường có sườn nướng, chả trứng, trứng, bì… và một số đồ chua ăn kèm cùng với bát nước chấm và một bát canh. Cơm tấm được phục vụ trên đĩa. Khi ăn thì thực khách sử dụng nĩa hoặc thìa ở miền Nam. Còn miền Bắc và Trung có thể được thay bằng đũa để thuận tiện khi sử dụng.
Nguồn gốc của Cơm tấm
Khác với món Phở, Cơm tấm trước kia là món ăn phổ biến cho người nông đân, công nhân nghèo của nước ta. Vào những năm mùa màng thất thu thì người dân đã sử dụng gạo tấm (gạo vỡ, rơi vãi khi sàng) để nấu thành cơm. Dần dần, xã hội phát triển. Cơm tấm đã phổ biến khắp vùng Nam Bộ. Đặc biệt đây là món ăn biểu tượng của Sài Gòn. Và để phù hợp với nhu cầu thưởng thức của nhiều người, cơm tấm đã bổ sung thêm nhiều món ăn kèm như: Sườn nướng, Bì lợn, Chả trứng…
Cơm tấm gồm những gì?
Ăn kèm với cơm tấm thì món truyền thống và ngon nhất là phải kể đến bộ ba “sườn, bì, chả”. Trong đó, sườn là món chính, được tẩm ướp từ nhiều loại hương liệu. Sau khi đem nướng trên bếp than hồng, miếng sườn từ từ thấm gia vị đậm đà, tỏa mùi thơm, thịt vàng ươm, giòn bên ngoài nhưng mềm ngọt bên trong tạo thành một hương vị đặc biệt mà chỉ cần ngửi thấy là nghĩ ngay đến cơm tấm.
Gạo tấm
Gạo tấm là thành phần chính làm lên cơm tấm. Đây là loại gạo phô giữ được cám gạo nên có thành phần dinh dưỡng cao. Gạo tấm ngon là loại gạo có màu trắng đục, khi nấu thì cơm mềm, xốp và khi để nguội thì không bị ảnh hưởng tới chất lượng khiến cho loại gạo này được rất nhiều thực khách ưa chuộng.
Nấu cơm Tấm chuẩn là phải sử dụng nồi đất hoặc gang nấu trên củi lửa. Tuy nhiên, do mất thời gian cũng như chi phí quá cao nên một số người thường sử dụng nồi cơm điện hoặc hấp cách thủy. Cách nấu gạo tấm cũng khá đặc biệt khi để gạo ngon và chín mềm thì người nấu phải ngâm gạo vào nước trong nhiều giờ để cho gạo mềm ra, nấu nhanh hơn.
Bì lợn
Đây là hỗn hợp gồm có bì lợn được luộc sơ qua rồi thái sợi. Sau đó trộn chung với thính và một số gia vị khác như nước mắm, tỏi… Món này rất thích hợp để ăn kèm với sườn nướng và chả khi cho cảm giác sần sật, dai dai trong miệng.
>> Xem thêm:
Tré là gì, tré trộn là gì? Tré và Tré trộn có phải là cùng một món?
Top 9 món ăn mặn cho ngày nắng nóng đập tan mùa hè
Chả trứng
Chả trứng trong cơm tấm là loại chả rất đặc biệt. Đây là loại chả được làm bằng hỗn hợp gồm có thịt heo xay, nấm mèo, hành lá… rồi hấp cách thủy. Phía trên có phủ một lớp lòng đỏ trứng gà không chỉ giúp miếng chả trở lên mát mắt mà còn tăng thêm độ béo, ngọt thơm cho miếng chả.
Sườn cốt lết nướng
Nói không ngoa khi sườn cốt lết nướng là món chính, quyết định đến chất lượng của đĩa cơm tấm. Thịt được chọn từ phần cốt lết của lợn, sau đó được tầm ướp nhiều loại hương liệu. Tùy từng cửa hàng sẽ có cách tẩm ướp khác nhau. Sau đó miếng sườn được nướng trên than hồng thơm phức. Miếng thịt ngoài giòn trong mềm chắc chắn sẽ đủ sức hấp dẫn những thực khách khó tính nhất.
Nước chấm
Cũng giống như Sườn cốt lết nướng, mỗi quán cơm tấm sẽ một nước chấm bí truyền khác nhau. Những thành phần chính của nước chấm vẫn là nước mắm, chanh, tỏi, đường, ớt… Tất cả tạo thành vị chua chua ngọt ngọt khó cưỡng. Khác với các món khác thì cần chấm thức ăn vào bát nước chấm thì trong cơm tấm, người ăn thường rưới nước chấm lên trên đĩa cơm và thưởng thức luôn.
Đồ chua
Do cơm tấm có rất nhiều đồ mặn, nhiều dầu mỡ nên trong đĩa cơm thường có các đồ chua để ăn cho đỡ ngán cũng như tạo vị thanh mát cho món ăn. Đồ chua rất đa dạng, có thể dùng kim chi hoặc các loại dưa muối khác như: củ cải muối, dưa leo, cải cay…
Mỡ hành
Đây là thứ giúp tăng độ béo ngậy cho món cơm. Đúng như tên gọi, mỡ hành gồm hỗn hợp là hành lá và mỡ, tóp mỡ. Hỗn hợp thường được rưới trực tiếp trên đĩa cơm.
Các thành phần khác
Ngoài các thành phần ở trên ra thì một số cửa hàng có thể bổ sung vào một số món khác giúp món ăn trở lên đa dạng hơn. Giúp cho thu hút nhiều đối tượng khách hàng hơn so với cơm tấm truyền thống như là: thịt kho trứng, xá xíu, cá kho, gà nướng, nem nướng, chả giò, trứng… Và tất nhiên là không thể thiếu một cốc trà đá miễn phí vào sau bữa ăn.
Cơm tấm bao nhiêu calo?
Theo nghiên cứu thì một đĩa cơm tấm truyền thống đầy đủ theo các thành phần ở bên trên như là: Sườn, chả trứng, bì, gạo tấm thì có hàm lượng calo lên tới 767 calo. Do cơm tấm có chứa rất nhiều chất béo nên nếu bạn ăn quá nhiều thì việc dẫn đến thừa cân béo phì là điều khó có thể tránh được. Do đó bạn nên chú ý, nếu với những người đang thừa cân thì không nên ăn cơm tấm quá nhiều để mất kiểm soát cân nặng.
Cơm tấm là một món ăn không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng. Đây là thức ăn phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp lao động. Do đó không quá ngạc nhiên khi cơm tấm trở thành biểu tượng văn hóa của đất Sài Gòn. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ thêm về Cơm tấm là gì? – Một món ăn rất hấp dẫn này.